Để hiểu tại sao chúng ta, những Kitô hữu Việt Nam,
những người đã được cải đạo cách đây không lâu, đã từng chứng kiến những gương
truyền giáo xã thân đến cùng vị chính chúng ta, lại thiếu lửa truyền giáo,
chúng ta phải hãy tìm hiểu tại sao các cố Tây ngày xưa lấy đâu ra nhiều lửa như
vậy? Những dữ kiện đó có thể sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về tình trạng thiếu lửa
nơi chúng ta.
Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo; Muôn trăng sao Chúa đã an bài; Thì con người là chi mà Chúa cần nhớ đến; Phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm? What is mankind that you are mindful of them, Human beings that you care for them?
Thursday, 28 February 2013
Saturday, 23 February 2013
Đọc Lời Chúa trong lịch sử
Đối với người Do
Thái, đọc và nghiền ngẫm Lề Luật là phận vụ cao đẹp nhất vì qua đó họ đi vào
mối liên hệ thân tình với Thiên Chúa: “Chớ gì sách Luật này đừng rời khỏi miệng
ngươi; và ngươi sẽ suy gẫm sách Luật đó ngày đêm, để lo thi hành tất cả những
gì viết trong đó; vì như thế ngươi sẽ được thịnh đạt trên đường đời, vì như thế
ngươi sẽ thành công” (Gs 1,8). Việc suy gẫm Lời Chúa của người Do Thái gồm 3
yếu tố: Đọc thành lời; Ghi nhớ (thuộc lòng Thánh Vịnh chẳng hạn) và nghiền ngẫm
(suy đi nghĩ lại). Ngoài ra việc đọc Lời Chúa trong văn hóa Do Thái còn mang
chiều kích xã hội: đọc Lời Chúa nơi hội đường hay trong gia đình. “Một khi chăm
chú đọc Lời Chúa, chúng ta sẽ nghe tiếng Bạn Chí Thánh gõ cửa. Cửa giống như
tấm màn, mỗi lúc một trở nên trong suốt (Kn 6,12-15; Kh 3,20; Dc 5,2).”[1]
Subscribe to:
Posts (Atom)