Wednesday 3 May 2023

"EM CÓ TƯƠNG LAI"

Anh men!

Sao anh im lang? Giua mot the gioi phai xo bo va bon chen, doi khi im lang that huu ich. Nhung cung co nhung noi, nhung luc im lang lai la mot dieu gi do that dang tiec... Anh lang thang mot chut voi nhung suy nghi van vo cua em nhe.



Nguoi ta nho to: "Em co tuong lai...". Dieu nguoi khac noi dau co quan trong gi anh nhi? Vay ma sao dang so khi em cung that su nghi rang minh co "tuong lai", de roi cai "tuong lai" xa xoi, tuoc di cua em

Friday 7 April 2023

CHỌN LỰA

 Cuộc sống của mỗi người được thêu dệt nên bởi những chọn lựa lớn nhỏ. Từ việc ăn gì mặc gì đến việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai, mỗi người đều cần có những lựa chọn cho mình. Từ việc “chọn bạn mà chơi” cho đến việc “tìm một con đường tìm một lối đi” thì “ngày qua ngày” mỗi người phải có những quyết định riêng. Từ việc chọn một tôn giáo đến việc chọn mức độ dấn thân cho tôn giáo đó đều đòi buộc những quyết định cá nhân. Và những lựa chọn trong cuộc sống quyết định vận mệnh của cá nhân và cả tập thể liên quan. Có lẽ cũng vì thế mà người xưa dạy “Kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt, gây dựng cơ đồ


Monday 3 October 2022

 LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA

“Không ai đã ăn phở rồi mà còn thèm mì tôm (trừ cha L);

Cũng không ai đã ăn tiệc rồi mà còn về lục cơm nguôi.”

Hai ngày liên tiếp trong tuần chầu lượt, ACE đã được ăn phở và ăn tiệc của cha H du học bên Ý về và của cha Tổng Đại Diện kiêm GĐ ĐCV rồi thì không cần phải chờ đợi gì trong mớ cơm nguội mà tôi sắp dọn cho ACE. Ai đã nghe hai đấng đó giảng thì hãy ngủ ngon, tý cha chủ tế sẽ kêu dậy.



Tuy nhiên, trước khi chúc ACE ngủ ngon, tôi xin ACE lưu ý một điều, đương nhiên là quan trọng: Bài giảng là quan trọng trong Thánh Lễ, nhưng Lời Chúa và Thánh Thể còn quan trọng hơn gấp bội. Cho nên đừng quá chú tâm đến bài giảng mà coi nhẹ hai phần đó. Có người đi lễ chỉ mong ngóng để nghe cha giảng đến nỗi không để ý đến Lời Chúa (giờ hỏi bài đọc 1 và bài đọc 2 nói gì, nhiều người không nhớ, đúng không?). Rồi khi nghe giảng xong là coi như xong, coi như hết vì phần sau chỉ là nghi thức, lặp đi lặp lại, một ngày như mọi ngày. Mà vì là nghi thức nên chúng ta dễ làm một cách hình thức, làm cho qua chuyện, làm cho xong.

 

Friday 5 August 2022

Cái cảm giác nó lạ lắm!

 Tai ông nặng. Mọi người lại rôm rã kể chuyện. Nên câu chuyện giữa tôi và ông lúc được lúc mất. Ông nhắc tên của một vài linh mục già với lòng kính trọng. Tôi bảo sáng mai đi lễ tôi giải tội cho. Ở đấy bầu không khí phù hợp hơn.


4h sáng tôi xách xe đến nhà thờ họ, tự nhủ đến sớm để đợi ông. Tuy nhiên, ông đã đến trước tôi. Tôi hỏi sao ông ra nhà thờ sớm vậy. Ông bảo: "Cả đêm không ngủ được." Tôi nói "Chỉ là đi lễ thường và xưng tội thôi mà?". "Cái cảm giác sau 40 năm

Thursday 9 June 2022

Synodal Church among Fronliners (in the Pandemic)

Fr. Peter Hoang Van Loan, SVD

In the middle of 2021, fear spread throughout Vietnam, especially Ho Chi Minh City, as the country experienced a dramatic upsurge of the Covid-19 pandemic. The people were traumatized by the sound of ambulance sirens howling at all hours of the day and night. Hearses and other vehicles overloaded with coffins lined up for days to reach incinerators. 



Lockdowns were implemented at every corner of the city leading many people to escape the metropolis by motorbikes, and on foot for other means of transport were banned. Some health care workers and officials simply stopped going to work or resigned in fear of their personal health. Many Covid-19 patients died because hospitals were understaffed. Fear and anxiety was palpable throughout the city as it wailed for its sick and dying. "What can we do?" Archbishop Joseph Nguyen Nang

Saturday 16 October 2021

CÁM ƠN EM

 NHẬT KÝ THIỆN NGUYỆN VIÊN CHỐNG DỊCH

Bệnh viện dã chiến q7, số 1.

Em, người hùng chống dịch! Viết về em các báo đã viết rất nhiều, nhất là qua việc em có sáng kiến dùng bình oxy 32 tấn cứu biết bao bệnh nhân nhiễm covid-19 giữa lúc nước sôi lửa bỏng.



Tôi gặp em vào cuối "mùa hè đỏ lửa" lúc cuộc chiến tuy đã giảm lửa nhưng vẫn còn âm ỉ cháy. Đôi dép tổ ông sờn màu lép đế cùng những bước chân thoăn thoắt để lộ một nỗi lòng còn trăn trở lắm: bao giờ mới hết dịch, cuộc sống mới bình yên, hai chiếc container đựng tử thi kia

Nhật ký tu sĩ chống dịch

Ngã tay xem chỉ thử làm bác sĩ được không

Nhưng cái số long đong nên đành làm cha cố! 🤣🤣

Vâng, chúng tôi không phải là bác sĩ cũng chẳng biết gì về y khoa. 

Chẳng dám bao hoa khoa trương vấn vương sự đời

Chúng tôi chỉ phụng mệnh Chúa Trời nhằm thời


thế sự lầm than

Chúng tôi cũng chẳng phải vua quan, ngại gian nan không xuống đường

Chúng tôi chỉ có lòng thương, thương người thương Chúa trong phục vụ

Chúng tôi vụng về với y cụ nên phục vụ với khí cụ chăm lo. 


Xuất quân nhằm ngày sinh nhật Mẹ đến hôm qua là lễ Mẹ Fatima. Nhờ Chúa che chở Mẹ giữ gìn, đoàn con 20 tu sĩ linh mục của Mẹ vẫn an toàn. Quả thực là một phép lạ. Người ta chỉ đi taxi vài km, ghé quán tạp hoá mua hộp kem đánh răng, hay đơn thuần là ra cổng nhà hít chút khí trời, ... mà cũng dính. Chúng con 1 ngày từ 7 đến 11 tiếng sát cánh bệnh nhân Covid ở phòng cấp cứu cả hơn tháng mà chỉ có một sơ bị nhiễm. Nhưng sau đúng 7 ngày sơ âm tính và phục vụ bệnh nhân lại bình thường. Tạ ơn Chúa, cám ơn Mẹ.

Sau một tháng chiến đấu, một số đã đi cách li để trở về với việc học và sứ vụ của nhà dòng. Chúng con còn rán thêm một chặng đường ngắn nữa để những bệnh nhân không người thân chăm sóc có người chăm lo. Xin Mẹ đừng bỏ, xin Chúa tiếp tục dõi theo.

Bệnh viện dã chiến quận 7 số 1

38A Nguyễn Văn Quỳ.

Friday 11 June 2021

YÊU - ĐỂ HIỂU ĐIỀU KHÔNG THỂ HIỂU

(Lễ Kính Thánh Tâm 2021)



Tình yêu là đề tài hấp dẫn nhất nhưng cũng phức tạp nhất. Do đó, có rất nhiều người tham vọng định nghĩa hay tìm cách giải thích tình yêu nhưng cho đến nay thì chưa có câu định nghĩa hay cách giải thích nào làm thoả mãn trí hiểu con người. Tình yêu rất thực tế và gắn liền với con người nên ai cũng yêu, từ trẻ đến già, nhưng cũng hết sức trừu tượng nên mọi diễn tả về tình yêu đều vụng về, khiếm khuyết. Đặc biệt xã hội hiện đại tôn sùng đồng tiền và sự hưởng thụ tối đa đã làm nhiễu sống 'tình yêu'

TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ

 “Của Ceasar trả cho Ceasar, của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa” (Mc 12,17). 

1. Tiền rất cần và phải mần để có tiền sống. Nhàn cư vi bất thiện, Thiên Chúa không muốn con người suốt ngày chỉ ngồi chơi xơi nước nhưng “hãy làm việc để có của nuôi thân” và “ai không làm thì đừng có ăn” (2Tx). 

2. Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng thật nhiều tiền. Đồng bạc đâm toạc tờ giấy, tiền có thể mở được tất cả các cánh cửa các bác ạ.

3. Vậy nên, “Đồng tiền đi liền khúc ruột” và nhiều người đã đứt ruột vì tiền. Chúa muốn con người làm chủ vật chất nhưng con người cứ ưa làm đầy tớ cho của cải. Đây là căn nguyên của sự tán tận lương tâm. Để rồi có những người sẵn sàng kinh doanh tâm linh, buôn thần bán thánh.

4. Giới hạn của đồng tiền. 

Tiền mua được chăn ấm nệm êm nhưng không mua được giấc ngủ ngon. 

Tiền xây được nhà cao cửa rộng, tường trong luỹ ngoài nhưng không mua được sự bình an.

Tiền mua được máy thở chứ không mua được sự sống. 

Vậy nên có người mới tung tiền ra hành lang bệnh viện kêu lên trong vô vọng “hãy cứu con gái tôi”!

5. Chỉ Thiên Chúa mới cứu được con gái bà, mới có thể cho sống mà không cần máy thở, mới có thể ban sự bình an mà không cần tường trong luỹ ngoài, ... 

Hãy trả cho TC những gì thuộc về Ngài!

Sg 6/2021

Monday 28 December 2020

'GIÁNG SINH TRUYỀN GIÁO'

hàng năm cứ đến lễ Giáng Sinh, các xứ đạo đua nhau làm hang đá, tổ chức hoạt cảnh và lễ lạy ngày càng rầm rộ và qui mô để mừng sinh nhật Đấng Cứu Tinh. Và hơn thế nữa, Noel đã dần trở thành một lễ hội chung của toàn thể nhân loại và người người, nhà nhà đua nhau trang trí cũng như tham gia các hoạt động sôi động chung.
Trong niềm vui đón mừng Đấng Cứu Thế giáng trần, giáo xứ Trung Phước, một giáo xứ truyền giáo thuộc giáo phận Đà Nẵng do các cha Ngôi Lời coi sóc đã tổ chức hoạt cảnh và lễ Giáng Sinh một cách long trọng sốt sáng và đậm chất truyền giáo. 
Tối 24/12, chương trình canh thức và hoan ca Giáng Sinh diễn ra thật tốt đẹp và lộng lẫy với 20 tiết mục được giàn dựng rất chu đáo. Ngoài sự có mặt của gần như toàn bộ 400 giáo dân, hơn 1000 lương dân già trẻ đã đến tham gia tích cực. Đặc biệt hơn, nhiều trẻ em và giới trẻ lương dân đã tham gia tập luyện và đóng góp trong các tiết mục văn nghệ.
Sáng 25/12, cùng với niềm vui lễ Giáng Sinh, giáo xứ đã vui mừng đón nhận 4 anh chị em tân tòng vào Hội Thánh và đức Giám Mục giáo phận đã ban phép Thêm Sức cho 17 người. Sau Thánh Lễ là tiệc mừng truyền thống của toàn giáo xứ với khách mời là lương dân, chính quyền và các tôn giáo bạn. Tất cả đã diễn ra một cách tốt đẹp và thân tình. 

Ngay ngày hôm sau nhóm phóng viên ban Truyền Thông chúng tôi đã theo cha chánh và cha phó xứ đi thăm vài nhà lương dân nghèo. Tình cờ chúng tôi nghe được câu chuyện cảm động giữa một anh trung niên và cha xứ. Anh đã được mời đi lễ và dự tiệc Giáng Sinh và hôm nay anh xin theo đạo. “Cho con theo cha cha nhé.” “Theo cha đi đâu?” “Đi nhà thờ. Hôm cha mời và hôm qua con đi lễ Noel mà con ưng quá, cha cho con theo cha nhé”.
Xin tạ ơn Thiên Chúa và mến chúc mọi người một mùa Giáng Sinh đượm tình Chúa ấm tình người. 

Monday 12 October 2020

CN 28 TNA

Mt 22, 1-14

Ai trong chúng ta cũng đã hơn một lần thực hiện lời mời và thường thì chúng ta mời những người có một vị trí nào đó trong trái tim của chúng ta. Chúng ta mời những người chúng ta kính trọng, yêu mến. Thiên Chúa qua dòng lịch sử đã đem lòng quyến luyến dân Israel “Ta đã yêu con bằng mối tình muôn thuở” (Gr31,3) và mời họ vào bữa tiệc tương quan với Ngài để họ thưởng thức vị ngọt tình yêu vô biên của Ngài. Trước hết bữa tiệc đó là một bữa tiệc thịnh soạn, đầy thịt béo và rượu ngon. Và hơn thế nữa, đó là một bữa tiệc đặc biệt, vì ở đó mọi u sầu tủi hỗ sẽ tan biến, tang tốc không còn, sự chết bị tiêu diệt. Và cũng như nhiều tiên tri khác, Isaia đã thay lời Thiên Chúa mời gọi: “Chúng ta hãy hân hoan và vui mừng vì ơn Người cứu độ”.

Tuy nhiên, thay vì hân hoan vui mừng đi dự tiệc, họ đã quay lưng lại với Thiên Chúa. Hơn thế nữa, họ đã bắt bớ các đầy tờ là các ngôn sứ của Ngài. Thật là tệ bạc. Thiên Chúa càng ưu ái, yêu thương, níu kéo mời gọi thì họ càng lơ đễnh, phủ phàng. Quả là “Giả tràng xe cát biển đông”.

Bẳng đi một thời gian và dường như mọi sự đã chấm hết, khi người ta đã nghĩ “Tình thương Ngài từ nay cạn hẳn và thánh ngôn chấm dứt đời đời”, thì trái tim Thiên Chúa lại thổn thức, lên tiếng. Như người ta thường nói, yêu thì có sáng kiến. Và lần này Thiên Chúa đã đặt trọn ‘ngôi sao hy vọng’ vào lời tỏ tình dễ thương mà quyết liệt này. Ngài quyết định gửi chính Con Một Ngài tới, lần nữa mời gọi họ vào bàn tiệc cứu độ.

Nhưng rồi chứng nào tật nấy, họ đã khử trừ luôn ‘đứa con thừa tự’ đó.

Thiên Chúa lại phải loay hoay với kế hoạch của mình. Qua Chúa Thánh Thần, Ngài đã sai một nhóm đầy tớ khác là các Tông Đồ, đi ra khắp các ngã đường là đi khắp nơi, mời bất cứ ai là mời cả dân ngoại nữa vào chung chia niềm vui Nước Trời.

May mắn thay, họ đã hồ hỡi đón nhận lời mời như một ân huệ nhưng không, và với lòng biết ơn sâu thẳm. Tuy nhiên, giữa đám tiệc vui, có một người không mặc y phục lễ cưới, không hồ hỡi hân hoan như bao người. Và anh đã bị loại ra khỏi bữa tiệc vì đã không có thái độ đúng đắn.

Suy niệm đến đây tôi bỗng nhớ đến câu chuyện “Vợ thằng Đậu”. Ngày nọ anh được vợ dặn đi đám ma của một người trong làng. Được dặn dò kỹ lưỡng về đường sá và phải khóc thương khi vào đám tang. Anh ta ra đi với lời vợ dặn, đinh ninh lần này mình sẽ làm đúng. Nhưng hòn đá chết tiệt trên đường đã làm anh lộn mất hướng đi, thay vì sang phải anh rẻ trái. Và kìa trước mặt anh là một đám đông đang hân hoan mừng một đám cưới. Những tưởng là đám ma, anh lăn ra khóc lóc thảm thiết. Người ta tưởng anh ta muốn cầu điều dữ cho đôi tân hôn, họ đánh anh nhừ tử.

Thưa cộng đoàn, bữa tiệc chúng ta được Thiên Chúa mời gọi bước vào là đời sống Kitô Hữu và đỉnh cao là bàn tiệc Thánh Thể. Hoan trường là Hội Thánh. Y phục lễ cưới là thái độ sống đời Kitô Hữu của chúng ta. Chúng ta đã chấp nhận lời mời và đang ở trong hoan trường Hội Thánh Chúa. Điều cần làm lúc này là tự hỏi xem mình đã mặc đúng trang phục lễ cưới hay chưa. Chúng ta đã có thái độ đúng đắn là vui mừng hân hoan vì ơn Người cứu độ hay chưa?

Chưa, nếu mặt chúng ta còn cau có, nhăn nhó như bánh bao chiều hay như táo bón kinh niên.

Chưa, nếu chúng ta thường nạt nộ nhiều hơn tâm tư – gầm gừ nhiều hơn thỏ thẻ với anh chị em của mình.

Chưa, nếu đời ta là một bài ca thán dai dẳng, mở miệng ra là than thở và trách móc.

Thưa cộng đoàn, chúng ta được mời gọi để vui mừng hân hoan và tươi nét mặt luôn để thế giới nhận thấy ơn Thiên Chúa cứu độ trong cuộc đời chúng ta.

Một thầy chia sẻ với tôi: “Hôm nay em vui vì có người nói với em “Mỗi lần nhìn thầy cười là mọi nỗi buồn tan biến!”. Tôi bảo: “Ngon đó em. Cười suốt ngày đi để mọi nỗi buồn của thế gian này tan biến hết!”

Thưa cộng đoàn, phụng vụ Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta mặc đúng trang phục tiệc cưới là luôn hân hoan vui mừng sống đời Kitô hữu. Chúng ta không vui một cách gượng ép, nhếch mép cười mà lòng vẫn u hoài. Chúng ta vui có cơ sở.

Chúng ta vui vì tin rằng chúng ta có một chỗ đứng đặc biệt trong trái tim Thiên Chúa và đã được Ngài ưu ái mời gọi vào chia sẻ tiệc cưới Con của Ngài.

Chúng ta hân hoan vì xác tín rằng bất chấp thân phận tội lỗi, chúng ta được mời gọi vào Hội Thánh và sẽ được biến đổi thành những vị thánh của Nước Trời.

Chúng ta phải tươi nét mặt vì “Thiên Chúa có khả năng lấp đầy trái tim của chúng ta và làm cho chúng ta hạnh phúc” (ĐGH Phanxicô).

Chúng ta hãnh diện vì niềm vui của chúng ta không bị giới hạn bởi những giá trị hữu hạn như thánh Phaolô đã khẳng định trong bài đọc hai dù no dù đói, dù thiếu thốn hay dư dật, tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi.

Thưa cộng đoàn, chúng ta cảm tạ Chúa đã thương mời gọi chúng ta vào chia sẻ tiệc vui Nước Trời với Ngài. Chúng ta hãy luôn mặc y phục tiệc cưới là thái độ vui mừng hân hoan, tươi nét mặt luôn để khuôn mặt Hội Thánh biểu hiện nơi chúng ta được rực sáng luôn mãi.

Sunday 25 February 2018

Đội đá vá trời... Bunbon Zone Grotto under construction.



Dưới màn bụi phủ kín bầu trời làm không gian thật u ám, nhưng lòng người vẫn sáng ngời. 
Sáng ngời với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ 'đội đá vá trời'.
Sáng ngời với ưu tư của lãnh đạo gọi mời sức dân.
Chúng tôi không làm gì vĩ đại như những công trình xi-măng cốt thép khác.
Chúng tôi chỉ xây hang cho Mẹ trú mưa - tránh nắng bằng xi-măng tận tình và cốt thép kiên tâm.
Chúng tôi không thuê được máy múc, máy đào để xây núi cao cho Mẹ đứng.
Chúng tôi chỉ dùng đầu đội những hòn đá khiêm tốn để xây chỗ Mẹ đứng vừa tầm, để lúc có tâm tình, chúng tôi đến sờ-nắn, vuốt-ve chân - tay Mẹ cho nhẹ lòng...

Tục ngữ Việt - Anh ngắn gọn và thông dụng

(Source: langmaster learn smarter website)
1. Có qua có lại mới toại lòng nhau
You scratch my back and I’ll scratch yours
 
2. Có mới nới cũ
New one in, old one out
 
3. Mất bò mới lo làm chuồng
It’ too late to lock the stable when the horse is stolen
 
4. Gừng càng già càng cay
With age comes wisdom
 
5. Không có gì quý hơn độc lập tự do
Nothing is more precious than independence and freedom
 
6. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Handsome is

Friday 15 December 2017

LÀM PHÉP CHỢ và NHÀ NGUYỆN MỚI


Chuyện là 8 năm trước, một người phụ nữ công giáo (chưa rửa tội) theo chồng tới nơi đây cắm lều.

Nỗi nhớ cộng đoàn và khát khao đời sống tôn giáo khiến cô kêu gọi chị em phụ nữ và một số trẻ em và dạy họ cầu nguyện. Con số ngày càng đông nhờ đức tin

Thursday 9 November 2017

Miếng vải trắng ngày rửa tội

-        Thưa cha, có rắc rối ở họ đạo Pitili cần phải giải quyết.
-        Chuyện gì vậy?
-        Một trong hai bà tân tòng ở đó bị cấm đi lễ và nếu bà này bỏ đạo thì bà kia cũng bị cấm cung luôn.
-        To chuyện rứa a?
-        Nghiêm trọng. Hai bà này là hai người đầu tiên và duy nhất được rửa tội kể từ ngày khai đạo. Nếu họ bỏ đạo thiệt thì họ đạo có nguy cơ...

Thursday 19 October 2017

DẤU LẶNG

Dự án TRƯỜNG CẤP II, phần II. JUNIOR HIGH SCHOOL PROJECT, part II.
Khoảnh Khắc - Moments
DẤU LẶNG trong ký hiệu âm nhạc Phương Tây được dùng để thể hiện khoảng ngưng nghỉ trong tác phẩm.
Tôi còn nhớ có những dịp hiếm hoi được đứng vào hàng ngũ ca đoàn, tim tôi rộn nhịp

Friday 22 September 2017

an extra mile

Real Life Story.....®

ATANGA and ATIAH joined a company together a few months after their graduation from university.

After a few years of work, their Manager promoted ATANGA to a position of Senior Sales Manager, but ATIAH remained in his entry level Junior Sales Officer position. ATIAH developed a sense of jealousy and disgruntlement, but continued working anyway.

One day ATIAH felt that he could not work with ATANGA anymore. He wrote his resignation letter, but before he submitted it to the Manager, he complained that  Management  did not value hard working staff, but only promoted the favoured!

The Manager knew that ATANGA worked very hard for the years he had spent at the company; even harder than ATIAH and therefore he deserved the promotion. So in order to help ATIAH to realize this, the Manager gave ATIAH a task.

“Go and find out if anyone is selling water melons in town.”

ATIAH returned and said, "yes there is someone!"

The Manager asked, "how much per kg?" ATIAH drove back to town to ask and then returned to inform the Manager; "they are GH.¢ 8.00 per kg!"

The Manager told ATIAH , "I will give ATANGA the same task that I gave you. Please, pay close attention to his response!"

So the Manager said to ATANGA, in the presence of ATIAH ; “Go and find out if anyone is selling water melons in town.”

Wednesday 20 September 2017

Chuyện cổ tích dành cho nhà 'tu'

anh, 

e kể chuyện a nghe nha

Lúc khấn xong có bài sai ra đây, chị giao cho e  tính tiền và thu tiền học. Sau nhiều việc quá, e lại chủ nhiệm lớp. Nên e chỉ tính tiền, còn việc thu của thì giao cho một giáo viên khác.

Nhưng mỗi lần tính tiền học là e mệt, e bực...

ko nói chắc a cũng biết. Nhiều vấn đề nhiêu khê lắm. Như mới đây,

Monday 4 September 2017

AI LẠC HẬU HƠN AI? việt Nam hay Ghana (Phi Châu)

Ghana trao trả trường học cho các cơ sở tôn giáo.

Được tin 'Công Giáo Việt Nam mở trường Cao Đẳng đầu tiên sau 1975', tôi cũng như bao người Công Giáo Việt Nam khác vui như mở cờ trong bụng. Tin rằng niềm vui được chia sẻ là niềm vui được nhân đôi, tôi liền chia sẻ bài báo trên mạng xã hội facebook (cũng như hàng ngàn người khác đã chia sẻ). 
Tôi định kể với em tình nguyện viên người Đức đang giúp tôi dạy ở trường cấp 1 của xứ rồi với một vài người Ghana thân quen, nhưng may thay, ngay lúc đó, tin tức thời sự trên TV trưng dẫn vài bàn luận về quyết định "Trao trả các trường học cho các cơ sở tôn giáo" và "Nhà nước tiếp tục trả lương cho giáo viên, trong khi quyền điều hành thuộc về các cơ sở tôn giáo." Và tôi đã dừng đúng lúc nếu không có lẽ đã bị cười vào mặt!
Cũng như ở Việt Nam và tất cả các nước đón nhận đức tin Kito Giáo 5-3 trăm năm trở lại đây, Ghana đón nhận đức tin cùng với nền giáo dục tiên tiến từ các nhà truyền giáo thời thuộc địa. Tuy nhiên,

Wednesday 30 August 2017

14 lý do khiến thế giới ngưỡng mọ nền giáo dục Phần Lan

(Từ Internet)
Dù chỉ dành tối đa 30 phút cho bài tập về nhà mỗi ngày nhưng học sinh Phần Lan luôn nằm ở top đầu tại các kỳ thi trên thế giới. Đó chỉ là một trong số những điểm đặc biệt của nền giáo dục được đánh giá là “thiên đường”.

1. Giáo dục miễn phí

Ở Phần Lan, hầu như mọi chi phí học tập đều được miễn phí, từ bữa trưa, các chuyến tham quan đến dụng cụ học tập. Những học sinh sống cách trường hơn 2 km sẽ được đưa đón bằng xe buýt. Những khoản đầu tư này đều do nhà nước chi trả. Hơn 12,2% ngân sách nhà nước là dành cho giáo dục.

2. Cách tiếp cận mang tính cá nhân

Mỗi học sinh lại được giao những nhiệm vụ khác nhau tùy vào khả năng của từng em. Nếu trẻ không thể làm được nhiệm vụ của mình, giáo viên sẽ giảng riêng cho học sinh đó.

Ngoài ra, học sinh cũng được chọn hoạt động mà bản thân cảm thấy hữu ích đối với mình. Chẳng hạn, nếu bài học không gây hứng thú, các em có thể chuyển sang đọc sách hoặc may vá.

3. Không có điểm số trước năm lớp 3

Trong thang điểm phân loại ở Phần Lan, 10 là số điểm cao nhất. Tuy nhiên, trước năm lớp 3, học sinh không hề biết đến việc chấm điểm. Từ lớp 3 đến lớp 7, chỉ có những khái niệm như "có thể làm tốt hơn" hoặc "hoàn hảo" để làm căn cứ đánh giá.

Nếu không đạt yêu cầu, học sinh cũng không bị la mắng về điểm số, thay vào đó được tạo động lực để hoàn thiện tri thức và thay đổi kế hoạch học tập.

4. Học sinh có thể mặc đồ ngủ đi học

Trường học Phần Lan không quy định đồng phục, học sinh có thể mặc tùy ý. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh các em đi tất không cần giày chạy nhảy trong lớp.

Trường học Phần Lan không quy định đồng phục, học sinh có thể mặc tùy ý.

5. Trong giờ học có thể ngồi trên ghế sofa hoặc nằm lên thảm

Học sinh có thể vừa nằm vừa học trong giờ.