-
Mấy bà đang lảm nhảm gì vậy anh?
-
Bà bán khoai hỏi tui ‘sao tay da trắng kia
không trả tiền mà ông trả, da trắng lắm đô mà’.
-
Họ còn chỉ vào tóc em nói nói cười gì
đó nữa?
-
Haha, họ đùa thôi, em đừng lo.
-
Mấy bả chơi xỏ em chứ gì? Em đoán vậy.
-
Ah ah, bà béo kia thắc mắc rằng em là đàn
ông hay đàn bà. Ả trẻ đẹp bán chuối khẳng định ‘đàn bà, tóc dài
mà.’ Còn người bán khoai cho anh nói ‘nếu là đàn bà thì cho coi vú
đi’. Tất cả
phá lên cười.
-
Thấy chưa, em biết ngay mà. Nhưng em biết
họ khoái tóc em kaka. Mấy con nhà bếp ở học viện ngày nào cũng sờ
đầu em rồi bảo ‘cha cho con bộ tóc đi.’
-
Em nói sao?
-
Em nói ‘Vài bữa rồi mày cũng chán, tao
muốn tóc tao cứng như tóc mày để khỏi phải hất lên rụng xuống. Ở
đây gel cứng tóc không có mà mua.’
-
Rồi tụi nó cười em chứ gì?
-
Không! Tụi nó chỉ nói em khùng. ‘Cả trăm
triệu người Châu Phi muốn tóc mình mềm mà không được, cha lại bỏ
tiền mua thuốc làm cho tóc cứng. Thiếu dây!’
-
Em nói sao?
-
Xin Chúa cho nghỉ tu 5 phút, em chửi lại.
‘Tụi mày chập mạch thì có. Con người không bao giờ bằng lòng với
bất cứ cái gì. Kẻ có cứng muốn mềm, người có mềm muốn cứng’. Thế
là cả đám cười toe toét.
Nói vậy thôi, nhưng người ta không dễ chấp nhận và
thay đổi suy nghĩ. Hôm nọ đi làm lễ giáo điểm về sớm, tôi ngồi nghỉ
mát dưới gốc cây bao bát. Hai em thiếu nhi chạy tới ‘làm phiền’. Lân
la tưởng xin gì, ai dè chỉ muốn xoa đầu cha. Hỏi ra mới biết hai em
chỉ muốn kiểm tra xem có phải cha đội tóc giả không. Khi biết đó là
tóc thật, một em xoa đầu tôi thật mạnh rồi bỏ đi.
Tìm hiểu tôi mới biết, người ta luôn mặc cảm rằng
Chúa thiên vị. Cái gì người da trắng cũng hơn. Em bé kia còn nhỏ
nhưng đã nhạy cảm nhận ra tóc em không được như tóc tôi (mặc dù ở
Việt Nam tóc tôi bị chê là ‘không ngôi thứ gì’). Ngay cả các thầy
trong chủng viện nhiều khi cũng còn tư tưởng đó. Một hôm trong bàn
cơm, có thầy thắc mắc không biết khi qua châu Âu hoặc châu Á sống thì
mình có trắng ra không.
Điều này làm tôi nhớ lại vài chi tiết tác phẩm
“Túp lều của bác Tom” và khó khăn trong cuộc đấu tranh chống phân
biệt chủng tộc của Martin Luther King. Để chống lại chủ nghĩa phân
biệt chủng tộc, những nhà cách mạng đối mặt với người da đen nhiều
hơn người da trắng. Nói cách khác, họ tốn nhiều công sức để thuyết
phục người da đen rằng ‘đen trắng như nhau, không ai sinh ra để làm nô
lệ cho ai’, hơn là để chống lại sự kỳ thị của người da trắng.
Tôi chưa biết tìm đâu câu trả lời dễ hiểu và ‘thỏa
lòng người’.
Hạnh phúc quá ha, có lúc cũng được lên voi
ReplyDelete