“Tôi muốn làm một viên muối bể.
Làm mặn lòng những kẻ vô tư”.
Ngày 23/12, 7h30, có mặt tại ngã tư Cộng Hòa và Hoàng Hoa Thám (gần nhà chị Hường). Liên hệ: 0983555089 (T. Loan) hoặc A. Văn 0972518719 C. Liểu: 01684403946 or C. Hường: 01666674170.
BTC đã chuẩn bị quà, mong mọi người góp sức rinh quà đi. (Chương trình mở rộng cho cả bạn bè ngoài nhóm).
Đc: 25/30 Đoàn Giỏi, Phường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, TP.HCM.
Xin trích lời giới thiệu của chính Mái Ấm
ĐÔI LỜI GIỚI THIỆU Về Hành Trình Của Mái ấm
Có câu chuyện ngỡ là cổ tích, nhưng câu chuyện ấy đã và đang xảy ra giữa một thành phố hiện đại, ồn ào. Đó là câu chuyện về “người lượm rác “
Thành phố văn minh thì nhu cầu cuộc sống càng cao, con người cuống cuồng hòa nhập vào nhịp sống tất bật, hối hả. có nhiều người vô tình không quan tâm đến những việc rất đời thường…
Cuộc sống của chị Phạm Thiên Đơn năm nay 53 tuổi rất bận rộn nhưng lại không sôi nổi, chỉ sống và làm những công việc lặng – thầm mà tràn đầy ý – nghĩa.
Sau 12 năm sống trong dòng “Tiểu Muội Chúa Giê-Su” Chị ao ước được sống như bao anh em khốn cùng bị bỏ rơi, để nâng đỡ chia sẽ phần nào những thiệt thòi mất mát trong cuộc đời của họ.
Vì thế chị đã chọn cho mình một công việc lượm rác, để hòa nhập với họ trong cuộc sống hàng ngày.
Từ đó Chị nhận ra rằng. họ là những người không những khó khăn về mặt vật chất mà còn thiếu vắng rất nhiều về tình bạn. Xót xa hơn đó là những đứa trẻ bị gia đình bỏ rơi bằng nhiều cách hay không cha mẹ phải lang thang kiếm sống. Và sự thiệt thòi lớn nhất là các cháu không được dạy dỗ hướng dẫn, không được đến trường như bao trẻ cùng lứa tuổi.
Trước những nhu cầu cấp thiết đó, chị đã muốn làm và phải làm một điều gì để xoa dịu đi nỗi đau của họ.
Đời thường của chị thật vất vả, bước chân chị đi khắp hang cùng, ngỏ hẻm, góc phố vỉa hè… Chị làm công việc của một người lượm rác !Chi nhặt nhạnh những gì mà người đời loại bỏ, đem bán để lấy tiền mưu sinh cho mình và chia sẻ với người khác.
Việc đầu tiên Chị làm là chăm sóc người ốm đau, già yếu, tâm thần, sida trong giai đoạn cuối ngoài đường phố công viên. Chị cho họ ăn uống hoặc đưa họ đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Hơn ai hết đó là những đứa trẻ không được cuộc đời ưu đãi, các cháu bị vứt vào đời quá sớm, để vô tình quên đi sự tồn tại của những khuôn mặt đó trên trái đất này. Chị cảm thông với những phận người đáng thương, chị lại hòa mình trong thế giới của những “đứa trẻ thừa”.
Chị qui tụ một số trẻ lang thang dạy học cho chúng tại các công viên vỉa hè, tìm nơi ăn, chốn ở tạm qua những nơi có chiến dịch thu gom.
Qua gần 14 năm(2/1998 – 12/2011) với biết bao sóng gió của đời thường ngày đêm vật lộn với cuộc sống còn cho từng con người, từng khuôn mặt non nớt đang chập chững bước vào đời.
Sau 11 lần di dời chỗ ở, đến nay cơ sở của chị đã có giấy phép hoạt động tại địa điểm 25/30 đường Đoàn Giỏi phường Sơn Kỳ quận Tân Phú với tổng số 65 cháu.
Các cháu từ 6 – 18 tuổi, thường ngày, ngoài giờ đi học ở trường các cháu còn học thêm các môn như: xiếc, vẽ, múa, anh văn, vi tính tham gia các môn thể thao bóng đá, bơi lội … Sinh viên các trường đến cơ sở để sinh hoạt, vui chơi.
Còn các cháu từ 0 - dưới 6 tuổi thì sao ? Nhu cầu học tập vui chơi cũng không kém phần quan trọng. vì thế chị đã đề ra kế hoạch mở cơ sở 2 “nhà Mầm Non Hoa Mẫu Đơn.” Tại số 1014/62/18 cách Mạng tháng Tám, P.5, Q.Tân Bình.
Hiện nay Mái ấm khoảng 30 trong tổng số 65 không biết cha mẹ là ai ? Bên cạnh đó còn có những bà mẹ lầm lỡ người thân không nhìn nhận buộc mẹ phải xa con, hoặc người mẹ muốn giữ đứa con cho mình nhưng lại rơi vào tình cảnh bế tắc không nơi nương tựa, không người thân thích, không đủ sức nuôi con và chẳng biết gửi con vào đâu để tìm kế mưu sinh. Những điều này vẫn đã và đang là vấn đề nan giải cho chị và cho toàn xã hội.
Từ những hoàn cảnh trên, chị đang cố gắng đưa nhà Mầm non sớm đi vào hoạt động với chức năng: chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, dạy học cho các cháu để các cháu được phát triển toàn diện qua 5 mặt: Trí, Đức, Lao, Thể, Mỹ theo chương trình giáo dục Mầm non, chuẩn bị giai đoạn cho trẻ bước vào cấp I.
Đây là một công trình thực tế cho các cháu trong độ tuổi mầm non tại Hoa Mẫu Đơn, và cho những trẻ không điều kiện được đến trường.
Để có được 1 ngôi nhà gọi là nhà Mầm non Hoa Mẫu Đơn chắc hẳn chị phải trải qua nhiều công đoạn gian lao, vất vả và phải nhờ cậy rất nhiều vào tấm lòng hào hiệp.
Hiện nay để sớm đi vào hoạt động nhà Mầm non cần rất nhiều sự quan tâm,hỗ trợ của tất cả quý vị.
Quý vị là những cánh tay nối dài cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo Mầm non hôm nay để những trẻ đó ngày mai là tương lai, là hy vọng của đất nước, là niềm vui cho trẻ khi gặp lại mẹ và người thân trong gia đình.
Chị là người thường hóa thân vào cổ tích.
“Lượm rác” hay “lượm những con người” cho đời thêm mãi xanh tươi.
“Tôi muốn làm một viên muối bể.
Làm mặn lòng những kẻ vô tư”. (1)
Cuối cùng xin gửi tới quý vị lời chúc sức khỏe,hạnh phúc,yên vui.
Chân thành cám ơn.
(1): Dựa theo phóng sự truyền hình “ Một Ngày Của Người Nhặt Rác”.
Làm mặn lòng những kẻ vô tư”.
BTC đã chuẩn bị quà, mong mọi người góp sức rinh quà đi. (Chương trình mở rộng cho cả bạn bè ngoài nhóm).
Đc: 25/30 Đoàn Giỏi, Phường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, TP.HCM.
Xin trích lời giới thiệu của chính Mái Ấm
ĐÔI LỜI GIỚI THIỆU Về Hành Trình Của Mái ấm
Có câu chuyện ngỡ là cổ tích, nhưng câu chuyện ấy đã và đang xảy ra giữa một thành phố hiện đại, ồn ào. Đó là câu chuyện về “người lượm rác “
Thành phố văn minh thì nhu cầu cuộc sống càng cao, con người cuống cuồng hòa nhập vào nhịp sống tất bật, hối hả. có nhiều người vô tình không quan tâm đến những việc rất đời thường…
Cuộc sống của chị Phạm Thiên Đơn năm nay 53 tuổi rất bận rộn nhưng lại không sôi nổi, chỉ sống và làm những công việc lặng – thầm mà tràn đầy ý – nghĩa.
Sau 12 năm sống trong dòng “Tiểu Muội Chúa Giê-Su” Chị ao ước được sống như bao anh em khốn cùng bị bỏ rơi, để nâng đỡ chia sẽ phần nào những thiệt thòi mất mát trong cuộc đời của họ.
Vì thế chị đã chọn cho mình một công việc lượm rác, để hòa nhập với họ trong cuộc sống hàng ngày.
Từ đó Chị nhận ra rằng. họ là những người không những khó khăn về mặt vật chất mà còn thiếu vắng rất nhiều về tình bạn. Xót xa hơn đó là những đứa trẻ bị gia đình bỏ rơi bằng nhiều cách hay không cha mẹ phải lang thang kiếm sống. Và sự thiệt thòi lớn nhất là các cháu không được dạy dỗ hướng dẫn, không được đến trường như bao trẻ cùng lứa tuổi.
Trước những nhu cầu cấp thiết đó, chị đã muốn làm và phải làm một điều gì để xoa dịu đi nỗi đau của họ.
Đời thường của chị thật vất vả, bước chân chị đi khắp hang cùng, ngỏ hẻm, góc phố vỉa hè… Chị làm công việc của một người lượm rác !Chi nhặt nhạnh những gì mà người đời loại bỏ, đem bán để lấy tiền mưu sinh cho mình và chia sẻ với người khác.
Việc đầu tiên Chị làm là chăm sóc người ốm đau, già yếu, tâm thần, sida trong giai đoạn cuối ngoài đường phố công viên. Chị cho họ ăn uống hoặc đưa họ đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Hơn ai hết đó là những đứa trẻ không được cuộc đời ưu đãi, các cháu bị vứt vào đời quá sớm, để vô tình quên đi sự tồn tại của những khuôn mặt đó trên trái đất này. Chị cảm thông với những phận người đáng thương, chị lại hòa mình trong thế giới của những “đứa trẻ thừa”.
Chị qui tụ một số trẻ lang thang dạy học cho chúng tại các công viên vỉa hè, tìm nơi ăn, chốn ở tạm qua những nơi có chiến dịch thu gom.
Qua gần 14 năm(2/1998 – 12/2011) với biết bao sóng gió của đời thường ngày đêm vật lộn với cuộc sống còn cho từng con người, từng khuôn mặt non nớt đang chập chững bước vào đời.
Sau 11 lần di dời chỗ ở, đến nay cơ sở của chị đã có giấy phép hoạt động tại địa điểm 25/30 đường Đoàn Giỏi phường Sơn Kỳ quận Tân Phú với tổng số 65 cháu.
Các cháu từ 6 – 18 tuổi, thường ngày, ngoài giờ đi học ở trường các cháu còn học thêm các môn như: xiếc, vẽ, múa, anh văn, vi tính tham gia các môn thể thao bóng đá, bơi lội … Sinh viên các trường đến cơ sở để sinh hoạt, vui chơi.
Còn các cháu từ 0 - dưới 6 tuổi thì sao ? Nhu cầu học tập vui chơi cũng không kém phần quan trọng. vì thế chị đã đề ra kế hoạch mở cơ sở 2 “nhà Mầm Non Hoa Mẫu Đơn.” Tại số 1014/62/18 cách Mạng tháng Tám, P.5, Q.Tân Bình.
Hiện nay Mái ấm khoảng 30 trong tổng số 65 không biết cha mẹ là ai ? Bên cạnh đó còn có những bà mẹ lầm lỡ người thân không nhìn nhận buộc mẹ phải xa con, hoặc người mẹ muốn giữ đứa con cho mình nhưng lại rơi vào tình cảnh bế tắc không nơi nương tựa, không người thân thích, không đủ sức nuôi con và chẳng biết gửi con vào đâu để tìm kế mưu sinh. Những điều này vẫn đã và đang là vấn đề nan giải cho chị và cho toàn xã hội.
Từ những hoàn cảnh trên, chị đang cố gắng đưa nhà Mầm non sớm đi vào hoạt động với chức năng: chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, dạy học cho các cháu để các cháu được phát triển toàn diện qua 5 mặt: Trí, Đức, Lao, Thể, Mỹ theo chương trình giáo dục Mầm non, chuẩn bị giai đoạn cho trẻ bước vào cấp I.
Đây là một công trình thực tế cho các cháu trong độ tuổi mầm non tại Hoa Mẫu Đơn, và cho những trẻ không điều kiện được đến trường.
Để có được 1 ngôi nhà gọi là nhà Mầm non Hoa Mẫu Đơn chắc hẳn chị phải trải qua nhiều công đoạn gian lao, vất vả và phải nhờ cậy rất nhiều vào tấm lòng hào hiệp.
Hiện nay để sớm đi vào hoạt động nhà Mầm non cần rất nhiều sự quan tâm,hỗ trợ của tất cả quý vị.
Quý vị là những cánh tay nối dài cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo Mầm non hôm nay để những trẻ đó ngày mai là tương lai, là hy vọng của đất nước, là niềm vui cho trẻ khi gặp lại mẹ và người thân trong gia đình.
Chị là người thường hóa thân vào cổ tích.
“Lượm rác” hay “lượm những con người” cho đời thêm mãi xanh tươi.
“Tôi muốn làm một viên muối bể.
Làm mặn lòng những kẻ vô tư”. (1)
Cuối cùng xin gửi tới quý vị lời chúc sức khỏe,hạnh phúc,yên vui.
Chân thành cám ơn.
(1): Dựa theo phóng sự truyền hình “ Một Ngày Của Người Nhặt Rác”.
No comments:
Post a Comment