Lời và CS

Những đoản khúc chia sẻ Lời Chúa ở đây được thực hiện trong tâm tình cộng đoàn (đã chia sẻ trong thánh lễ), nên chúng cũng cần được hiểu trong những bối cảnh nhất định. (PET)

TIẾM QUYỀN THƯỢNG ĐẾ
“Còn 9 người kia đâu, sao không ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa?”. Câu nói của ĐGS gợi cho tôi nhớ lại một câu nói của một bà cụ 70 tuổi: “Cảm ơn Chúa chứ cảm ơn gì tôi!” Tôi không còn nhớ số tiền bà đã biếu tôi là bao nhiêu, 50 hay 100 ngàn, nhưng câu nói này thì tôi không thể quên vì nó để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc.
Kính thưa cộng đoàn,
“Sao không ai trở lại tôn vinh TC?” Có một chi tiết rất tinh tế trong câu hỏi này, mà nếu ta chỉ chú ý đến chuyện được chim quên ná, được cá quên nơm thì sẽ không nhận ra. Đức GS nói “sao không trở lại tôn vinh TC chứ Ngài không nói sao không ai trở lại tôn vinh tôi, dù Ngài là người trực tiếp chữa bệnh!
Lấy lời này soi rọi vào  cuộc sống, tôi ngỡ ngàng nhận thấy rằng cách hành xử của tôi và của ĐGS khác nhau quá xa, khác từ căn bản! mặc dù tôi được mời gọi đặc biệt để bước theo sát ĐKT hơn.
Nhập thể vào thế gian, ĐGS sống trọn kiếp người chỉ nhắm đến việc Thiên Chúa được tôn vinh và con người được hạnh phúc, còn tôi, dường như tất cả những cố gắng lo toan mọi ngày đều qui về bản thân. Từ sự khác nhau cơ bản đó đã kéo theo hàng loạt những khập khiểng khác.
Để TC được tôn vinh, ĐGS đã ưu tiên chọn đến với kẻ mọn hèn và người tội lỗi. để Nước Chúa được mở rộng, ĐGS đã chọn tình yêu và sự quan tâm làm hành trang. Nhắm đến sự an ổn cho bản thân, tôi cố tạo những mội quan hệ tốt với những người có thế giá. Nhằm mở rộng những mối tương quan hữu lợi, tôi đã cố chọn lời hay ý đẹp, chải chuốt ngôn từ trong gian tiếp. Cứ nhìn vào nhật ký điện thoại và số thư tờ liên lạc của tôi thì rõ. Có quá ít những môi tương qua vô vị lợi, đặc biệt đối với những người nghèo và kém may mắn. viết một bức thư là một sự đầu tư một vốn 40 lời. lót tay một chút quà cho thượng cấp nghĩa là thêm một chút dầu bôi trơn đên tiến thân mà không cần phấn đấu. đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn mà!
Thưa anh em, khi nói “sao không ai trở lại tôn vinh TC và lòng tin của anh đã cứu chữa anh,” ĐGS muốn giải thoát con người khỏi cảnh “nợ đời vay trả trả vay”! Cho người thọ ân biết rằng mọi sự là ân ban từ TC, họ sẽ hướng về TC và tạ ơn Người. Lược đồ truyền giáo ĐGS đã làm là mô hình vết dầu loang. Nhà truyền giáo được mời gọi để tình thân hữu với TC, sau đó anh ta đến với tha nhân va giúp họ nhận ran rằng họ được TC luôn yêu thương, chở che, để rồi họ tìm về với Chúa, tạ ơn và tôn vinh Ngài. Đồng thời khi cảm nhận được tình yêu TC dành cho h, họ lan tỏa tình yêu đó cho người khác. Thế nhưng tôi đã rút gọn lược đồ đó lại thành một mối tương quan khép kín hai chiều. Tôi đến với tha nhân và tìm đủ mọi cách để tha nhân cảm thấy họ mắc nợ tôi, để họ đến với tôi, biết ơn tôi và ngay cả tôn vinh tôi nữa. Đúng là một lối phạm thành quá điệu!
Lạy Chúa, cái tôi là một cạm bẫy hết sức tinh vi, nó đã từng làm Adam chống lại Ngài, thánh Gióp trách cứ Ngài, các biệt phái đóng đinh Con của Ngài, và giờ đây nó làm con muốn tiếm quền Ngài. Xin cất khỏi con sự nặng nề của cái tôi để nó không thành cacis tội hầu con biết lấy đức mến làm hành trang, để phục vụ tha nhân mà không cầu tư lợi, biết nhận ĐKT làm mẫu gương để luôn đặt vinh danh Chúa làm cùng đích của đời con. Amen.

PET

GANH TỴ
Qua bài trình thuật Tin Mừng của thánh sử Mác-cô, chúng ta nhận thấy có hai thái độ nỗi bật và hoàn toàn trái ngược nhau. Thái độ tố cáo - loại trừ của những người Pharisiêu và thái độ Quan tâm - chữa lành của Chúa Giêsu.
Lý do của thái độ tố cáo và loại trừ là sự ghen tỵ. Vì ghen tỵ mà người ta sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để tố cáo và loại trừ nhau. Trình thuật TM trong những ngày qua liên tục ghi lại những cuộc tranh luật gay gắt giữa phái Pharisiêu và Chúa Giêsu, người Pharisiêu tìm mọi cách để bắt bẻ Chúa, nhưng mọi nỗ lực đều chỉ mang đến cho họ sự nhục nhã và hằn hộc. Vì không thể thắng nỗi Chúa trên trường đấu trí, họ nghĩ kế tố cáo và tìm cách giết Người. TM hôm nay ghi: “họ rình xem Đức Giêsu có chữa bệnh trong ngày Sa-bat không, để tố cáo người” –Lấy ý tưởng đoạn TM này để soi rọi lại đời sống, nhất là đời tu, có thể tôi cũng là một Pharisiêu, hàng ngày tôi cũng đang rình xem anh em có làm gì sai sót không để tố cáo, để loại trừ anh em vì thấy anh em giỏi giang hơn, được yêu mến hơn. Tuy tâm địa vẫn giống Pharisiêu ngày xưa, nhưng Pharisiêu thời nay tinh vi hơn rất nhiều, lời tố cáo bây giờ có thể chỉ là vài lời rỉ tai, mấy câu nói bong đùa dường như vô ý nhưng dụng ý sâu xa. Châm ngôn sống của Pharisiêu thời nay là thượng đội hạ đạp, là được phần ta xót xa mặc người, miễn sao mình được trọng dụng và con đường mình đi được yên ổn thì việc gì cũng sẵn sàng làm. Như vậy, chúng ta cũng không ngỡ ngàng gì khi nghe một số nhà nghiên cứu tâm lý nhận định: xem ra các tu sĩ trẻ sau khi rời môi trường huấn luyện không những ít trưởng thành về nhân bản, mà đôi khi còn tụt hậu về nhân cách, so sánh với những người cùng lứa tuổi và trình độ ở ngoài đời.”
Và với phương châm sống trên, không sớm thì muộn, tôi sẽ trở thành một tu sĩ đáng kính như cha Nguyễn Thái Hợp đã nhận định: “Không thiếu những trường hợp các bậc đáng kính, mà trong đường lối xử thế, ngôn từ, lập trường, quan điểm… lại bộc lộ một cái gì không ổn, ít cảm thương, thiếu “tình người”, thiếu trân trọng tha nhân, khá ích kỷ hoặc kỳ dị mà hôm nay người ta khó có thể chấp nhận được…”[1]( Để họ lớn lên, tr. 322).
Đó là một thực tế đáng buồn, và đáng buồn hơn đó chính là nguy cơ cho lối sống nhỏ nhen ty tiện của tôi hiện nay. Tuy nhiên, lời mời gọi của Đức Giêsu luôn thúc dục tôi thoát khỏi vòng vây của ghét ghen - tỵ hiềm để sống một đời sống mới theo gương Ngài.
Trái ngược hẳn với thái độ loại trừ của những người Pharisiêu, Chúa Giêsu nhìn người khác với ánh mắt quan tâm và yêu thương. Trộn lẫn giữa đám đông có một người bại tay, có thể không dễ gì để nhận ra, nhưng ánh mắt yêu thương của Chúa đã tìm đến anh. Không chờ đến lúc người bại tay kêu xin, Chúa đã đi bước trước đến với anh và chữa lành cho anh. / Trang bị được đôi mắt yêu thương như Chúa tôi sẽ nhìn ra được nhu cầu của anh em và sẵn sàng thực hiện những sáng kiến của tình yêu. Có được con tim rộng mở như Chúa tôi sẽ đi bước trước đến với tha nhân để tra tay xoa dịu những vết thương lòng đang ngày đêm rướm máu khắp nơi.
Lạy Chúa, sự đời đâu phải chỉ có chuyện con gà tức nhau tiếng gáy, con chó ganh nhau tiếng sủa, con chim đua nhau tiếng hót, mà còn có chuyện con người vì ghen tỵ dẫn đến hãm hại lẫn nhau. Xin cho con giành thời gian tự vấn lương tâm, nhìn nhận những giới hạn, yếu đuối của mình thay vì đi rình, đi xoi, đi bới lông tìm vết để tố cáo anh em. Xin cho con vượt lên được sự nhỏ nhen, ghen tuông, đố kỵ hàng ngày, để mở rộng lòng mình đón nhận anh em trong tình yêu thương. Xin ban cho con một con tim biết yêu thương và lưu tâm đến nhu cầu của tha nhân để sẵn sàng tra tay nâng đỡ họ khi cần. Amen.
PET


DÁM NÊN THÁNH          
Có những con đường: đường đến trường, đường tới siêu thị, đường ra công sở… và bên cạnh đó còn có một con đường, con đường giành cho tất cả mọi người: đường nên thánh.
Kính thưa ông bà và anh chị em
Chúng ta thường nghĩ, nên thánh là một việc làm rất khó, và chỉ giành riêng cho những con người đặc biệt và đã được tuyển chọn, còn chúng ta, với bao lo toan của cuộc sống, chúng ta có thời gian đâu mà nên thánh. Phải chăng đây là một lập luận khá hợp tình, hợp lý?
Để tìm hiểu con đường nên thánh, trước hết chúng ta cùng nhìn vào một vài vị thánh quen thuộc trong hàng ngàn vị thánh mà chúng ta mừng kính hôm nay. Ai cũng biết, thực ra họ cũng chỉ là những con người bình thường như bao con người bình thường khác: Một Gioan Vianey đọc không thông viết không thạo tiếng mẹ đẻ của mình. Một Augustinô ăn chơi sa đoạ suốt thời tuổi trẻ. Một Mônica cả đời hứng chịu đòn vọt của chồng và chan hoà nước mắt vì con. Một Têrêxa Calculta (Á thánh) già cả, nghèo nàn, yếu đuối đi khắp thành phố Calculta giữa cái nhìn nghi ngại của mọi người. Thế mà, tất cả họ đã làm thánh. Tất cả các vị đó đã nhận được phúc thật của Thiên Chúa mà bài Tin Mừng hôm nay diễn tả.
Không còn nghi ngờ gì nữa, các thánh là những con người yếu đuối mỏng dòn với bao lo toan trong cuộc sống như mỗi chúng ta. Tuy nhiên, do đâu những con người bình thường đó bây giờ đã trở nên những vị thánh? Thánh Gioan trong sách Khải Huyền đã viết “họ  đã giặt áo mình trong máu Con Chiên”. Vâng, tình yêu Chúa Kitô đã chiếm ngự tâm hồn họ và chan hòa trong những công việc họ làm. Họ đã là những công cụ của tình yêu mang tên Giêsu. .
Bên cạnh những vị thánh mà chúng ta biết đến, chúng ta không nên quên rất nhiều rất nhiều những con người hết sức bình thường khác đã âm thầm làm thánh ngay bên cạnh chúng ta, ngay trong thành phố của chúng ta.
Chắc hẳn nhiều người ngồi đây còn nhớ câu chuyện mà báo chí đã đăng giữa tháng 10 vừa qua về sự ra đi của anh Nguyễn Văn Hùng, biệt danh là Hùng Phở. Từ một trưởng giả ăn chơi dính ma túy, vô ra trại cai nghiện Bình Triệu như cơm bữa, anh đã trở thành một người bạn thân thiết của trẻ em đường phố và nhất là trẻ HIV. Những tổ chức anh sáng lập như Chương trình trẻ em đường phố Thảo Đàn, nhóm Nụ cười đã lớn mạnh và vươn ra thế giới nhưng anh chỉ giành cho mình một gốc hành lang chung cư để qua đêm sau mỗi ngày chung sống cùng các em. Anh tâm sự: Khi chơi ma túy, tui cũng chơi... hết mình, khi đã tìm ra hướng đi mới của cuộc đời, tui cũng rất quyết liệt”.
 Một con người tưởng chừng như đã bị cuồc đời vò nát, nhưng đã làm được những việc mà không nhiều người trong chúng ta dám làm.
Thánh Augustinô đã xác tín: ‘ông kia bà nọ làm được, tại sao tôi không’. Hôm nay, mỗi chúng ta cũng có thể nói như thánh Augustinô: những người bình thường như Gioan Vianey, Mônica, Mẹ Têrêxa, như ‘hùng Phở’ đã làm được những việc như thế, tại sao tôi không thể?.
Tuy rằng mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, ai cũng có những thứ phải lo toan trong cuộc sống, nhưng thiết nghĩ trong cộng đoàn này, không ai nghèo đến mức không có một nụ cười thân thiện trao chị lao công; không ai khó đến nỗi không có một lời an ủi gửi người lâm cảnh đau thương; không ai kẹt đến độ không kiếm được một giờ để thăm nom người hàng xóm lâm cơn bệnh nặng; và không ai không thể dâng một lời cầu nguyện cho những linh hồn mồ côi, nhất là trong tháng linh hồn này. Tôi nghĩ mọi người đang hiện diện nơi đây ai cũng có thể làm được những việc như thế, và có người có thể làm hơn thế nữa: tham gia một nhóm thiện nguyện lo cho bệnh nhân HIV, chăm sóc người già yếu không nơi nương tựa chẳng hạn, miễn rằng chúng ta tin tưởng và cậy dựa vào Chúa như các thánh đã làm.
Thưa ông bà và anh chị em
Nhiều khi chúng ta nhận thấy điều này việc nọ đúng, hay, nên làm và có thể làm được nhưng chúng ta lại không làm hoặc không dám làm. Chúng ta có thể nên thánh và nên thánh là ơn gọi của mỗi Kitô hữu. Điều đó không ai chối cãi, nhưng mấy ai trong chúng ta đã dám nên thánh, dám mở lòng đón nhận những lời chúc phúc của Thiên Chúa.

PET

Ga 14, 1-6 “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống”

Chuyện kể rằng khi vừa chế tạo xong một cái máy bắt trộm, người ta muốn biết hiệu năng của nó đến mức nào nên đưa ra thử. Khi đặt cái máy đó ở nước Mỹ, sau năm phút, nó phát hiện được một tên trộm. Đem qua Trung Quốc, cũng sau năm phút, nó phát hiện ra 3 tên trộm. Khi đem đặt ở Việt Nam, sau năm phút..., người ta không thấy tín hiệu gì. Quay lại chổ đặt cái máy, người ta phát hiện cái máy đã bị mất trộm... Khi nghe câu chuyện này, chúng ta không cảm thấy buồn lòng, mà chỉ thấy buồn cười! Đó là một vấn đề! Vấn đề đó là gì, xin cộng đoàn nghe tiếp 1 câu chuyện khác, cũng về cái máy, chuyện có thật trong lịch sử. Trước năm 1975, để đối phó với tình trạng nói dối của các quan chức Việt Nam, người Mỹ sử dụng những cái máy đo nhịp tim, nhiệt độ và tốc độ hô hấp khi cần họ nói sự thật. Nhưng người Mỹ đã thất bại, người Việt Nam biết cách và đã đối phó rất điêu luyện với những cái máy đó. Vậy, vấn đề mà khi nghe người khác nói người Việt Nam hay gian dối, chúng ta không cảm thấy bị xúc phạm, không thấy buồn lòng mà chỉ thấy buồn cười là chúng ta coi chuyện dối trá là bình thường và đã biến nó  trở thành một nghệ thuật sống. Tóm lại, chúng ta đang sống trong một xã hội mà mọi người phải nói dối nhau để sống! Chuyện dối trá được xem như là chuyện bình thường ở huyện! Tuy nhiên, thưa cộng đoàn, trong cái xã hội đó, chúng ta là những người may mắn... vì chúng ta được nghe Lời Chúa.
“Thầy là đường, là sự thật và là sự sống”
Tư tưởng thần học về câu Lời Chúa này rất phong phú, anh em có thể tìm thấy khắp nơi trong sách vở hay ngay trong chương trình học viện. Ở đây, tôi xin chia sẻ một suy tư nhỏ về vấn đề đối diện, chấp nhận và đón nhận sự thật trong môi trường sống và chính trong con người của mình.
Trong cuộc sống, tôi cũng như anh em thường xuyên phải đối diện với những sự thật, và nhiều khi có những sự thật mình không mong muốn. Tuy nhiên, cốt lõi của vấn đề không hệ tại việc có hay không những điều ta không mong muốn, nhưng ở chổ ta dám nhìn thẳng vào chúng và chấp nhận chúng hay không, hay chỉ biết nguỵ trang và né tránh để giảm thiểu những phiền phức.
Trước hết, Đức Giêsu là sự thật, Ngài cũng muốn tôi nhìn thẳng vào sự thật trong môi trường sống của tôi, gần gủi với tôi nhất là đời sống cộng đoàn. Nói về đời sống cộng đoàn, Jean Vanier, người sáng lập cộng đoàn Arche, với kinh nghiệm của mình, ông quả quyết: “Không có gì làm thiệt hại cho đời sống cộng đoàn hơn là việc che giấu những căng thẳng và giả vờ như không có chúng, hay nguỵ trang chúng bằng vẻ bề ngoài hào nhoáng, hoặc chạy trốn thực tại và né tránh đối thoại.”[2] Xuất phát từ những khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, lối sống, thế hệ, sự giáo dục, đời sống cộng đoàn không tránh khỏi những sai chạy, lũng cũng và cả những va chạm. Nếu không nghiêm túc và khiêm tốn để cho ánh sáng Lời Chúa soi rọi hầu nhìn nhận những sai lầm thiếu sót, cộng đoàn sẽ không thể nào định vị được xuất phát điểm của mình và có một kế hoạch thăng tiến cộng đoàn cách lành mạnh được.
Ngoài những thực trạng về cộng đoàn, còn có một thực tại mà Lời Chúa hôm nay mời gọi tôi khiêm tốn nhìn nhận hơn, đó chính là bản thân. Tự nhìn lại, tôi nhận thấy rằng lắm lúc vì sự yên ổn của bản thân, để giảm thiểu những rắc rối và con đường mình đi được bình an vô sự, tôi đã sống một cách thụ động, buông trôi như cánh bèo xuôi theo dòng nước. Yếu đuối của tôi ở đây có thể là sợ hãi phiền phức và ước muốn an toàn; những thôi thúc đó đến từ nhu cầu thâm sâu trong con người tôi. Từ những yếu đuối đó, bất cứ lúc nào tôi cũng có thể thực hiện những hành động ti tiện và gây ra những lỗi lầm đáng tiếc. Sống giữa một cộng đoàn đa dạng về nhân cách, nhận thức, văn hóa và ngay cả thế hệ, tôi dễ sinh ra bảo thủ, ích kỷ, ganh tỵ, đố kỵ và đặc biệt chỉ trích người khác.
Một thoáng nhìn lại những thực trạng cuộc sống như thế không phải để lên án cộng đoàn hay giày vò bản thân. Dám nhìn nhận sự thật, nhất là sự thật trong cõi lòng mình là điểm cốt yếu và là xuất phát điểm để từ đó tiến lên đón nhận sự sống đích thực! Đức Giêsu laø ñöôøng, laø söï thaät vaø laø söï soáng, Ngaøi môøi goïi toâi bieát can ñaûm ñi treân con ñöôøng chaân lyù, chaáp nhaän thöïc teá cuoäc soáng, ñeå coù theå soáng moät caùch sung maõn cuoäc ñôøi traàn theá naøy haàu mai ngaøy ñeán ñöôïc nôi maø Ngaøi ñaõ doïn saün cho....
Laïy Chuùa, ñoái dieän vôùi söï thaät ñaõ khoù, ñoái dieän vôùi loøng mình laïi caøng khoù hôn. Theá nhöng, khoâng phaûi vì vaäy maø maø Ngaøi ñcon buoâng xuoâi, boû cuoäc. Xin cho con bieát raèng “Con taøu raát an toaøn khi neo ñaäu ôû caûng, nhöng ngöôøi ta ñoùng taøu khoâng phaûi nhaèm muïc ñích ñoù”.  Cuoäc soáng seõ ñoùng cöûa, seõ bòt loái ñoái vôùi nhöõng ai ñi ngöôïc laïi noù. Moãi ngaøy con ñöôïc môøi goïi ñeå soáng moät cuoäc ñôøi sung maõn trong töông quan tình yeâu vôùi Chuùa vaø vôùi tha nhaân. Coäng ñoaøn cuûa con ñöôïc môøi goïi ñeå hieän dieän nhö dấu hiệu của thieân ñöôøng döông theá, haàu giuùp ngöôøi khaùc höôùng ñeán Nöôùc Trôøi vónh cöûu. Xin cho con bieát một lần thẳng thắn nhìn lại bản thân cũng như môi trường sống để yù thöùc roõ vaø thi haønh söù meänh cao cao caû maø Ngaøi ñaõ trao.

PET


[1] Nguyễn Thái Hợp, Để họ lớn lên (HCM: Đức tin & Văn hóa, 2005), tr. 322.
[2] Jean Vanier, Thăng tiến cộng đoàn (Sydney: St. Paul Phublications, 1979), Nhóm Đa Minh Rosa Lima chuyển ngữ, tr. 96.

No comments:

Post a Comment