Monday 23 July 2012

Vô cảm - mạnh ai nấy sống?

Trong khi xã hội con người đang đối mặt với một vấn nạn không mấy ai mong muốn: SỰ VÔ CẢM, con tắc kè này lại xã thân, bất chấp nguy hiểm để cứu bạn.


Tâm sự người phụ nữ tội lỗi (IV)

Tên tôi được nhiều ông bố bà mẹ nhắc đến như một tấm gương hiếu mà các cô gái khác phải noi theo, chí ít là được như tôi một phần nào. Các cô gái nhắc đến tên tôi với một sự ngưỡng mộ. Ở quê tôi, con gái không thể làm ra tiền mà chỉ “đổi” được tiền.

Friday 20 July 2012

Mẫu rập khuôn trong nhà tu


(NHỮNG THÁCH ĐỐ CHO TU SĨ TRẺ HÔM NAY)

 

Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, “rập khuôn” có nghĩa là “làm hoàn toàn theo một kiểu có sẵn nào đó một cách máy móc, không suy nghĩ vận dụng một cách thích hợp và có sáng tạo.”[1] Theo giáo sư Robert S. Feldman, “mẫu rập khuôn là một sơ đồ trong đó niềm tin và kỳ vọng về thành viên trong một nhóm được duy trì hoàn toàn trên cơ sở tư cách thành viên của mình trong nhóm ấy.”[2] Mỗi khi nghe nói về một ai đó bằng những câu như: ‘anh ấy người Bắc,’’ ‘cô ấy người Nam,’ ‘con điếm,’ ‘thằng tu xuất’, hầu hết mọi người đều có những ấn tượng cá nhân về con người đó và chúng ta dễ dàng xếp họ vào một ‘hạng’ hay nhóm người kèm theo một số tính chất đặc trưng. Khi những mẫu rập khuôn tiêu cực được áp dụng, chúng tạo ra sự phân biệt và có khả năng dẫn đến việc loại trừ lẫn nhau. Bên cạnh đó, khi bị người khác duy trì một mẫu rập khuôn về mình, người ta thường có những hành vi phù hợp với mẫu rập khuôn đó. Vậy, con người vừa là tác giả vừa là nô lệ cho mẫu rập khuôn.

Tâm sự người phụ nữ tội lỗi (III)

             Tôi ra đi một phần là để thoát ra khỏi cảnh ngheo của một vùng quê heo hút. Tuy nhiên, việc ra đi của tôi đem lại một sự khốn đốn cho gia đình. Cha tôi như ngồi trên đống lửa, ông nóng lòng sốt ruột, chạy ra chạy vào trông ngóng hình bóng của tôi. Cũng phải, cha tôi đang đứng trước nguy cơ của một cái án làm “cu li” vô thời hạn cho một tay độc ác khét tiếng cả vùng. Án đó nhằm bù lại việc người ta đã trả tiền mà không được "ăn bánh". Án cha tôi phải mang sẽ không nhỏ vì sự chờ đợi của ông chủ đối với "cái bánh" lần này rất lớn, một cái bánh “gin” để bù lại cái bánh “sô” ông được giao lần trước. Tôi đã ý thức được điều đó trước khi quyết định lên đường đến thành phố. Thực tình mà nói mộng đổi đời trong tôi cộng với nỗi sợ phải sống cảnh đời như chị hai đã đánh bại nỗi lo cho sự an nguy của cha tôi. Tôi lên đường và tin rằng đời tôi sẽ đẹp hơn, tương lai sẽ mở ngõ với tôi. Cám dỗ đó đã làm tôi vượt qua cả tình cảm gia đình, tình phụ tử để quyết định tìm hướng đi mới cho cuộc đời.

Friday 13 July 2012

"Tôi có một GIẤC MƠ"

Martin Luther King, Jr._giải thưởng Nobel hòa bình, người đã đấu tranh vì người da đen, chống lại sự phân biệt chủng tộc, đã có một câu nói rất nổi tiếng: TÔI CÓ MỘT GIẤC MƠ. Và giấc mơ của ông đã được thực hiện sau khi ông qua đời. Khó khăn lớn nhất của ông không phải là việc chống lại người da trắng nhưng là việc thuyết phục người da đen nhận ra rằng họ sinh ra không phải để làm nô lệ, và việc giúp họ giành lấy quyền con người bằng phương pháp bất bạo động. Xin trích dân ở đây bài viết tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp của vị thánh thế kỷ 20 của người Mỹ, bên cạnh đó cũng gởi đến đọc giả một clip ý nghĩa: Giấc mộng đẹp kèm theo bài hát mang tựa đề trùng với câu nói nỗi tiếng trên của Martin Luther King. (pet)




Martin Luther King, Jr. (viết tắt MLK; 15 tháng 1 năm 1929 – 4 tháng 4 năm 1968) là mục sư Baptist, nhà hoạt động dân quyền Mỹ gốc Phi, và là nhà quán quân Giải Nobel Hoà bình năm 1964. Ông là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cũng như lịch sử đương đại của phong trào bất bạo động. King được nhiều người trên khắp thế giới ngưỡng mộ như một anh hùng, nhà kiến tạo hoà bình và thánh tử đạo. Mười bốn năm sau khi bị ám sát, chính phủ Mỹ ban hành đạo luật thiết lập Ngày lễ Martin Luther King để tôn vinh ông.Xuất thân

King sinh tại Alanta, Georgia, con đầu của Mục sư Martin Luther King, Sr. và bà Alberta Williams King. Sau khi rời Đại học Morehouse (dành riêng cho người da đen) với văn bằng cử nhân năm 1948, King đến Chester, Pennsylvania, theo học tại Chủng viện Thần học Crozer và tốt nghiệp với học vị Cử nhân Thần học (Bachelor of Divinity) năm 1951. Sau khi bị Trường Thần học thuộc Đại học Yale từ chối, King theo học tại Đại học Boston và nhận văn bằng Tiến sĩ chuyên ngành Thần học Hệ thống (Systematic Theology) năm 1955.

King kết hôn với Coretta Scott. Hôn lễ được cha ông cử hành tại nhà của cha mẹ cô dâu ngày 18 tháng 6 năm 1953.

Triết lý cuộc sống (II)



Hãy yêu tự do hơn tất cả,
và làm điều thiện bất cứ nơi nào có thể.

Friday 6 July 2012

Tâm sự người phụ nữ tội lỗi (II)

Tôi toát mồ hôi mỗi khi nghe chị kể về những gì chị phải chịu dưới mái nhà đó, sau cái đêm định mệnh đó. Đêm định mệnh đó làm chị rơi từ trên Thiên Đàng xuống địa ngục. Chị căm thù cái đếm hôm đó vì nó không những cướp đi cõi thiên thai của chị mà còn đẩy chị xuống tận đáy sâu của địa ngục. Từ sau đêm đó, chị tôi vừa phải làm một con đĩ phục vụ cho ông chủ ‘lớn’ là chồng chị (và là chồng tôi theo khế ước) và “ông chủ nhỏ”, người mà trước mặt mọi người phải gọi chị tôi là mẹ, vừa phải làm ôsin suốt ngày.