(Tài liệu tham khảo: Thiện Cẩm, Tiếng hát mỗi dòng sông, (2003). Toan Ánh, Con người Việt Nam, (NXB Trẻ, HCM: 2005).)
Theo nghĩa thông thường, nhà
ở là nơi trú ngụ của một gia đình, tuy nhiên, trong văn hoá Việt Nam, chữ “nhà”
còn mang một ý nghĩa đặc biệt. Vợ chồng thường gọi nhau là “nhà tôi.” Vậy thì,
“nhà” còn có nghĩa là con người. Có lẽ vì thế mà lối kiến trúc nhà ở của người
Việt Nam rất gần gủi với con người, có kích thước vừa tầm với con người.
(Hình: danviet.vn)
“Thật
vậy, khi nhìn vào một vài công trình kiến trúc đã trở thành biểu tượng cho văn
hoá Việt Nam, chẳng hạn như Tháp Rùa ở Hồ Hoàn Kiếm, Chùa Một Cột, hay Khuê Văn
Các ở Văn Miếu, cái gì đập vào mắt chúng ta, chính là tầm vóc khiêm tốn của
chúng. (…).
Ngay trong nội thành Huế
cũng như các lăng tẩm tại đây, tuy nhiếm những vùng đất khá rộng, nhưng các
công trình kiến trúc vẫn giữ những tỉ lệ vừa tấm vóc con người: không có chiều
cao vút, chẳng có chiều rộng thêng thang.”[1] Trái ngược hẳn
với kiểu kiến trúc nguy nga tráng lệ của Tây Phương, khoa tạo tác của ta xưa
nay muốn đem lại sự yên ổn cho tâm hồn con người nên các kiến trúc sư Viễn Đông
thường tìm cách lợi dụng cái khí của trời đất, núi song hoà hợp với con người
theo lý Tam tài. “Cấu tạo nên một ngôi nhà, nhưng phải cấu tạo làm sao để ngôi
nhà được nằm trong một khung cảnh thanh lịch, với cây cỏ dịu dàng biểu lộ được
sự yên tĩnh tâm hồn con người. Khung cảnh có khi tạo nên thi vị để tăng thư
thái cho tâm hồn.”[2]
Nét văn hoá thích cái nhỏ
bé, khiêm tốn, thiên về nội tâm hơn là muốn vươn lên chinh phục bầu trời hoặc
trải rộng ra lấn chiếm không gian, là một nét văn hoá rất nhân bản, hoà hợp với
con người, giúp con người hoà điệu vào thiên nhiên vạn vật. Giữa một đô thị
lớn, ồn ào náo nhiệt, con người như quay cuồng với những hoạt động thường nhật,
hiện diện một Văn Miếu, mà khi bước vào ta có cảm tưởng như lạc vào một cõi tâm
linh, nó làm ta có cảm giác an bình thư thái. Cũng vây, khi bước vào một ngôi
chùa hay chỉ là một cái miếu nhỏ, ta cảm thấy cả một bầu khi linh thiêng bao
trùm, làm cho lòng người như được lắng xuống để sẵn sàng đi vào một thế giới
tâm linh nào đó.
Quả thật, đó là những khung
cảnh giúp con người dễ dàng gặp gỡ thần linh và các vong hồn. Nói chung, khung
cảnh, môi trường, kích thước và hình thức kiến trúc nhà cửa trong văn hoá Việt
Nam rất đơn sơ giản dị, có vẻ nhỏ bé, vừa tầm vóc con người, nhưng lại rất
phong phú, viên mãn và độc đáo, đặc biệt rất gần với tâm tư con người. Do đó,
tôn giáo Việt Nam, nếu có, thì cũng không phải là một tôn giáo của đền thờ nguy
nga với một hàng giáo sĩ rõ ràng, những lễ nghi phức tạp và những luật lệ khắt
khe. Quả vậy, chỉ cần một bát nhang, một bàn thờ nho nhỏ, khi tập trung đông
người thì một người đại diện thắp nhang, còn lúc bình thường thì ai cũng có thể
thắp nhang khấn vái.
Lược qua một vài đặc điểm cơ
bản về “cái ở”[3] như thế để làm
rõ thêm những nét đặc trưng trong tâm thức tôn giáo người Việt hầu góp một
tiếng nói giúp tiến trình hội nhập của Kitô giáo vào nước nhà được trọn vẹn và
hiệu quả hơn.
No comments:
Post a Comment