Tuesday 29 October 2013

TỈNH DÒNG GHANA

Tổng quan về đất nước và tình dòng Ngôi Lời Ghana 





                        (Số liệu chung về đất nước Ghana)

 

  • Ngôn ngữ chính: Tiếng Anh
  • Thị thực: Từ 2010 chính phủ đã cho phép tỉnh dòng SVD quyền cấp visa, do đó, việc làm visa của các nhà truyền giáo được tiến hành cách trực tiếp (không qua sự điều hành của giáo hội địa phương).

  1. Bối cảnh văn hóa

Người Ghana thuộc một gia đình bộ lạc Phi Châu lớn, nhưng có nhiều nhánh khác nhau, do đó, có ít nhất 75 ngôn ngữ ở đất nước này. Hai bộ lạc lớn nhất là Akan và Ewe. Điều này chứng tỏ sự đa dạng trong đặc tính bộ lạc nhưng cũng cho thấy một sự cản trở do sự chia rẻ sắc dân từ khi Ghana dành độc lập từ tay thực dân Anh năm 1957.

 

Since then, at all levels in government and in public life, a policy to play down ethnic differences was persistently enforced with the help of adopting English as the official language. Despite its small area and population Ghana is one of the leading countries of Africa –partly because

of its natural wealth, and partly because of the ma-turation of its political leadership that learned the

hard way through a post-colonial era of corruption, malpractice, and military rule.

 

Từ đó, trong mọi cấp độ đời sống xã hội và chính trị, một chính sách hạn chế sự khác biệt sắc tộc được áp dụng một cách nghiêm khắc bằng việc đặt Anh ngữ làm ngôn ngữ phổ thông. Mặc dầu đất chật người thưa, Ghana vẫn là một đất nước dẫn đầu Phi Châu, một phần vì tài nguyên thiên nhiên, mặt khác vì sự chín muồi của chính sách lãnh đạo học được từ đường lối cứng rắn trong chính sách chống tham nhũng cũng như tình  trạng phi pháp và điều hành quân đội.

 

Kwame Nkrumad, nhà lãnh đạo Pan-African, người đấu tranh dành chủ quyền cho dân tộc Ghana và cho cả Phi Châu nói: “Sự độc lập của chúng ta trở nên vô nghĩa trừ khi nó nối kết với sự tự do của toàn lục địa Phi Châu.” Thực tế, trong thập niên 60, 30 quốc gia Phi Châu khác đã tuyên bố độc lập theo gương Ghana. Từ thập niên 90, bối cảnh xã hội được cải thiện và giờ đây đất nước này được kính trọng đặc biệt như một gương sáng về việc khôi phục kinh tế và cải cách chính trị ở Phi Châu.

 

  1. Bối cảnh Giáo hội

Sau Kitô giáo, hai nhóm tôn giáo lớn ở Ghana là Hồi Giáo (16%) và thờ kính tổ tiên (8-10 %). Thượng bán thế kỷ 20 Kitô giáo phát triển và lan rộng chủ yếu ở miền Nam. Trong khi đó, đến cuối thế kỷ vừa rồi, Hồi Giáo bắt đầu phát triển ở miền Bắc, nơi Kitô giáo đã có mặt nhưng chỉ chiếm 4%. Cũng từ đó, các giáo phái thích phép lạ bắt đầu rộ lên như nấm ở miền Nam. Hiện nay, Giáo Hội Công Giáo Ghana được chia nhỏ thành 19 giáo phận và đã có được sức sống mãnh liệt nhờ vào các giáo sỹ và ơn gọi bản địa ở các dòng tu và chủng viện. Trước hiện trạng đa ngôn ngữ bản địa, hướng mục vụ trong niềm tin Công Giáo là cầu nguyện và rao giảng bằng ngôn ngữ riêng của họ. Thật vậy, giáo dân có thể và thực sự đã tham gia cách tích cực vào sự hội nhập văn hóa của Tin Mừng qua việc diễn đạt niềm tin trong phụng vụ và đời sống thường nhật. Mặc dầu các giám mục ở Ghana vẫn phụ thuộc ngoại quốc nhiều về tài chính để điều hành địa phận của họ, những nỗ lực tự túc cũng đã bắt đầu.

 

  1. Chia sẻ sứ vụ hội nhập văn hóa

“Cộng tác với giáo hội địa phương, chúng ta, những nhà truyền giáo Ngôi Lời ... dấn thân đặc biệt cho giới trẻ Ghana, qua các hình thức mục vụ đa dạng ở môi trường giáo xứ và trường học”. (Tuyên ngôn sứ vụ của tỉnh dòng Ghana).

 

NỀN TẢNG CHO VIỆC ĐỐI THOẠI NGÔN SỨ

 

Ngôi Lời hiện diện trên 19 giáo phận và một vicariate, nơi việc mục vụ giáo xứ thường được kết hợp với mục vụ trường học. Nhiều thành viên khác thực hiện các công tác mục vụ đặc biệt như hỗ trợ những người đảm trách các chuyên ngành trong đặc sủng Ngôi Lời hoặc làm công tác văn phòng ở các ban và hội đồng giáo phận.

 

CÁC ĐẶC SỦNG NGÔI LỜI

 

Linh Hoạt Truyền Giáo. Chúng ta truyền cảm hứng và chuẩn bị cho nhiều người dấn thân cho Ngôi Lời và sứ vụ của Ngài bằng cách thành lập các hội Huynh Đệ Ngôi Lời trong các giáo xứ cũng như ở các cơ sở của chúng ta. Chúng ta nuôi dưỡng ý thức truyền giáo của họ qua việc tổ chức tĩnh tâm, kết nạp họ vào hội Ái Hữu các thánh của Ngôi Lời, và chia sẻ cho họ những tài liệu trong di sản của dòng.

 

Truyền thông. Trong việc rao giảng Tin Mừng, chúng ta ứng dụng cả những phương tiện truyền thông truyền thống lẫn hiện đại nhờ sự hỗ trợ của các ban chuyên biệt như PALIMUS, Phòng thu Yendi, Nhà sách Công Giáo.

 

Tông đồ Thánh Kinh. Hai năm một lần, chúng ta tổ chức các khóa học Lời Chúa 40 ngày cùng với việc tìm hiểu Kinh Thánh cũng như những nhóm tĩnh tâm trong các giáo xứ và các trung tâm mục vụ tông đồ được nhóm BPM (Ban mục vụ Thánh Kinh) của hạt.

 

JPIC. Chúng ta tham gia một cách năng động vào việc xúc tiến hàng ngàn mục tiêu của Liên Hiệp Quốc bằng cách bắt tay với các tổ chức phi chính phủ trong việc chóng lại tình trạng lao động trẻ em và nạn buôn người. Các nghi thức hòa giải truyền thống Ghana, được gợi hứng bởi Tin Mừng, được xúc tiến để mang sự hài hòa đến cho các cộng đồng địa phương.

 

  1. Chia sẻ đời sống liên văn hóa. “Được Thiên Chúa Ba Ngôi mời gọi, chúng ta đến từ nhiều quốc gia và nền văn hóa khác nhau, làm thành một cộng đoàn của những con người dấn thân cho Đức Kitô và sứ mạng hiện thân cho sứ điệp Tin Mừng trong bối cảnh đa văn hóa ở Ghana qua các lời khuyên Phúc Âm.” (Tuyên ngôn định hướng của tỉnh dòng).

Những cách thức đáng lưu ý để đời sống hội nhập văn hóa được nuôi dưỡng và đẩy mạnh giữa các thành viên trong tỉnh dòng là:

 

Linh đạo. Hệ thống linh đạo thánh Arnold đã được phục hưng, cùng với dòng SSpS, và những buổi tĩnh tâm sinh động và những buổi truy nguyên về gia đình Arnold cũng như giáo hội địa phương.

 

Cộng đoàn. Bên cạnh việc thăng tiến tình anh em trong phạm vi hạt, một sáng kiến ở cấp tỉnh dòng lấy từ mô thức mà McCarthy Hill đề nghị nên ưu tiên là tạo không gian riêng cho các thành viên cần nghỉ ngơi và dưỡng bệnh, cũng như cho những anh em muốn tĩnh tâm riêng. Các nhà tỉnh tâm cũng phục vụ như là nơi hội họp cho tỉnh dòng.

 

Đào tạo. Tỉnh dòng đang ở trong tình trạng thiếu nhân sự đào tạo có chất lượng (chuyên môn) trong khi có đến 4 nhà đào tạo trong tỉnh dòng. Hai nhà đào tạo tọa lạc ở Tamale: trung tâm đào tạo chung (đặc biệt cho các sinh viên thần học đến từ cả vùng AFRAM), và nhà thánh Freinademetz (dành cho thỉnh sinh và sinh viên thần học). Hai nhà khác là: nhà thánh Arnold Janssen (dành cho việc đào tạo tu huynh) ở Accra, và Tập viện Ngôi Lời (dành cho các tập sinh từ các tỉnh dòng Ghana, Kenya, Botswana, và Madagascar) ở Nkwatia-Kwahu. Chương trình Tiếng Anh như Ngôn Ngữ Hai cũng được áp dụng ở Nkwatia-Kwahu. Như để đào tạo thường kỳ, các nhà truyền giáo mới tham gia các khóa học định hướng được tổ chức khi có nhu cầu. Cũng vậy, một ‘workshop’ về việc mục vụ xuyên văn hóa được tổ chức một năm hai lần cùng với dòng SSpS (Nữ tỳ Thánh Linh) như là một phần của chương trình đạo tạo thường kỳ.

 

Tài chánh. Tỉnh dòng Ghana vẫn đang trong giai đoạn bắt đầu lập kế hoạch và tìm cách tự tạo ngân sách để tiếp tục các hoạt động truyền giáo trong nước. Một sự khởi đầu khiêm tốn trong việc cố gắng thực hiện tự lập về tài chánh là nhất quyết tái cơ cấu và đẩy mạnh việc tổ chức trong thu nhập ở nhà sách và xưởng mộc. Trong các hợp đồng của chúng ta với các giám mục, chúng ta bảo đảm việc các thành viên phục vụ sẽ nhận thù lao thích hợp cho việc mục vụ của họ và cho việc bồi dưỡng cá nhân với sự lưu tâm đến khả năng tài chánh của mỗi giáo phận.

1 comment: