Wednesday 14 December 2011

Chuyện của hắn (truyện ngắn)


Hắn trằn trọc mãi cả 2 giờ đồng hồ rồi mà chưa ngủ được. Dòng suy nghĩ làm đầu óc hắn quay cuồng. Hắn như vừa đánh mất một thứ gì lớn lắm, lớn đến mức dường như cả đời hắn chỉ chăm chút cho điều đó. “Thôi, enh (anh) đã nói vậy, em nỏ sèm nói chuyện với enh nựa!”, một lời đầy xác quyết, rồi em đứng phắt dậy, đi luôn không một tiếng chào. Hắn hiểu em hơn ai hết. Em đã bất mãn với ai thì “còn lâu” mới được em “nghĩ” lại. Giờ đây hắn có thể sẽ mất đi một người bạn đồng hành dễ gần, dễ mến và đầy cá tính. Tuy nhiên, điều làm hắn trằn trọc băn khoăn hôm nay không nằm riêng ở đó…


Chuyện là thế này…
Em là học trò hụt của hắn. Ngày đó, lúc hắn sắp tốt nghiệp đại học, hắn chuẩn bị nhận ôn thi vào cao đẳng cho một nhóm sĩ tử nữ. Vào ngày “khai giảng” thì một mỹ nhân của nhóm xin rút khỏi danh sách (Thế mới gọi là “hụt”), hắn thầm tiếc rẻ vì mất một học trò xinh. Sau khi tiển chân mấy sĩ tử vào trường, hắn cầm mảnh bằng đại học bước vào đời. Và cũng chính trong thời gian đó, em bước vào đời hắn. Hắn tìm thấy nơi em một cài gì rất thân quen nhưng cũng rất mới lạ khiến hắn không ngừng khám phá. Có lẽ em cũng thế chăng? Rồi một sự tình cờ thú vị cộng với chút tò mò ngông nghênh đã dẫn hắn vào dòng (một biến cố lớn đấy). Người tạo ra sự tình cờ đó đã rất hối tiếc và giận dỗi để rồi ra một quyết định ngạo mạn không kém (rất hợp với… tính cách em). Thế là…
-         Không hẹn mà chúng ta lại gặp chắc (nhau) trên một hướng đi chung, đúng không em yêu?
-         Thầy bậy nghe! Mệ (Mẹ Bề Trên) nghe được thì tiêu con ó thầy.
-         Ghớm! Thay đổi mau rứa!?Sống cộng đoàn phải tin chắc chơ.
-         Hi (sao)?
-         Hi chi mà hi? Không lẽ Mệ nghe rứa mà nghi em ạ?Bựa dừ (bữa giờ) em sống với Mệ răng?
-         Mệ ra rứa, con biết mần răng. Em nói như sợ ai nghe, vừa lén lút nhìn quanh xem có ai nghe lén không rồi tiếp. Con Vẹm giỏi rứa mà còn bị đòi về, thầy không muốn con tu nựa à.
-         Răng rứa?
-         Từ nhà đến trường 3 cây, 7 giờ học rồi mà Mệ bắt cho lợn ăn đến đúng 7 giờ kém 15, hắn nói láo nói học sớm hơn 10 phút. Được một tuần thì Mệ đi thọi bắt được đòi về luôn. Ở đay khó lắm thầy ơi! Ai cũng phải nói láo hết! Khi nạy xin ra gặp thầy con phải nói là thầy khấn trọn rồi mới cho gặp đó.
-         Enh đã hối hận vì đã giới thiệu cho em vô đay. Giừ em nghị kỵ lại đi. Tu là thực hiện một lý tưởng sống. Nhà dòng và ngay cả đời tu nựa cũng chỉ là phương tiện để em nuôi dưỡng và thực hiện lý tưởng của em thôi. Em đừng cố đẹo cẳng cho vưa dép. Dòm em mới đi tu được hai vụ ló mà đã ra ri thì thiệt buồn. Môi son má hồng, trắng da dài tóc giừ ra thân tàn ma dại. Tu chi rứa mà tu! Sống rứa mất cả phẩm giá con ngài?
Hai người chia tay mà lòng em trĩu nặng. Tu hay vác mặt về quê để nghe miệng thế gian dèm pha? Với cá tính của em, em có thể bất chấp tất cả để vượt qua thách đố này. Nhưng em cần một mảnh đất để dụng võ. Hắn thì đang bừng bừng nhuệ khí của một tân binh chưa nếm trải những trớ trêu bất công của đời tu nên hắn ngạo mạn tuôn ra với em nào là lý tưởng, nào là phẩm giá…
Nhưng, đời có mấy ai học được chữ “ngờ”! Em đến tìm hắn với vẽ mặt tươi trong ngời ngợi của một người dường như mới ‘ngộ’ ra được điều gì và đang muốn chia sẻ với hắn. Hắn xuất hiện trong trang phục khá tươm tất, nếu không muốn nói là rất sang. Nhưng những thái cử thiếu tự nhiên và kém sức sống của hắn khiến em hơi ngạc nhiên và ‘xẹp’ bớt hứng thú ngay từ lời chào. Trực giác bén nhạy cho em biết có điều gì không ổn nơi hắn.
-         Enh đau chi phải không?
-         Đâu có. Thầy vẫn bình thường mà. Mà này, ngoài đường thì thế nào cũng được, ở đây đừng xưng anh em. Mấy thầy nghe được lại lời ra tiếng vào, nói thầy nhiều em út quá nữa thì rắc rối. Sống cộng đoàn cũng phải ý tứ chút con ạ.‘Gió chiều nào che chiều nấy’ thôi. Nghệ thuật sống đấy.
-         Con chộ cấy ‘nghệ thuật sống’ của enh, ý lộn, của thầy kỳ quá à. Dường như hắn đang chạy theo dòng suy nghĩ và không để ý đến lời nhận xét của em.
-         Con nói nhỏ thôi, ‘ảnh hưởng đến người khác!’. Con cũng nên cư xử ý tứ một chút, nhất là trước mặt người phụ trách. Con biết cuốn ‘Đắc Nhân Tâm’ không? Bảo bối của thầy đấy. Khen ngợi, gợi cho họ nói về những gì họ tâm đắc, làm cho họ thấy sự quan trọng của họ và cái tôi của họ là trên hết. Đừng bao giờ nói ai sai. Góp ý cho người khác sẻ làm họ ghét mình vì nghĩ mình biết tẩy của họ.  Đụng độ nhau, nhất là với bề trên chỉ tổ thiệt thân chứ ích gì. Quan tâm, tâng bốc họ một chút khi có cơ hội. Như vậy ai mà không thích em, bề trên nào lại nỡ đuổi em. Sống nghệ thuật có khó gì đâu em, khôn khéo một chút là được. Lợi trăm nghìn đường. Thôi! Thầy không thể tiếp em lâu hơn được nữa, có gì sẽ gặp nơi khác, ở đây anh em người ta nhòm ngó. Em về thử áp dụng những gì thầy chia sẻ xem sao.
-         Xin thầy cho con thêm 3 phút để con nói ba cấy cuối cùng vì bựa ni sắp lên con sẽ không đến phiền thầy nựa.
-         Con nói gọn một chút.
-         Thứ nhít, thầy nói tiếng phổ thông rất trơn.
-         Cám ơn con. Thầy sém bị đề nghị chuyển hướng vì không chịu tập uốn giọng.
-         Thứ hai, con ngài đầy sức sống của thầy giừ răng in như ma chết đói quá.
-         Tu mà con, sống khó nghèo chút có sao đâu.
Em như không còn thiết nhìn đến khuôn mặt thảm hại của hắn lúc đó nữa. Có lẽ vì thế hắn mới có cơ hội chiêm ngưỡng lại dung nhan của em sau một thời gian xa cách. Hắn ngỡ ngàng lần lượt khám phá những nét rất mới trên khuôn mặt rất quen của em. Nước da em bây giờ không  nõn nà hồng hào như trước, thay vào đó là khuôn mặt ngăm đen, dấu ấn của những trận gió lào ác nghiệt. Tuy nhiên, trên khuôn mặt đó ngời lên một sức sống mãnh liệt, nhất là đôi mắt, nơi mà hắn không dám nhìn thêm khi em quay nhìn hắn. Em hắn vừa nói vào nhìn vào khoảng không vô tận trước mặt, không mảy may quan tâm đến bất cứ một thái cử nào của hắn. Nhờ vây, hắn thả sức khám phá những đường nét diệu kỳ trên thân mình em.  Hắn vuốt ve những nét cong mỹ miều trên hai quả núi đôi của em bằng đôi mắt biếc. Thoáng trong trí hắn một hình ảnh quen lắm, hắn liên tưởng đến luồng sáng phát ra từ bộ ngực đầy sức sống dưới cánh áo nữ tu trong bức ảnh bán thân mà hắn đã từng say đắm chiêm ngưỡng tại cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật công giáo. Điểm nhấn và là giá trị làm nên giải thưởng cao nhất của bức ảnh cũng chính là điểm sáng đó. Hắn chợt nhận ra giá trị hy sinh trong đời tu thật đẹp. Chắc hẳn Thiên Chúa trân trọng của lễ đó lắm! Tiếng nấc trong câu nói gằn giọng của em làm hắn quay hẳn về với thực tại.
-         Thứ ba, cấy ni có lẹ là ‘có sao’ rây thầy! Cấy nghệ thuật sống của thầy răng mà in như ‘xảo thuật’ hay ‘kỷ thuật’ sống quá. Cấy ‘phương tiện’ mà thầy dùng để nuôi dưỡng và thực hiện lý tưởng đó không biết có xuôi không?! Không biết con có vô phép lắm không khi nói lại lời nhắn nhủ của thầy mọi bựa: ‘mỗi người được sinh ra để sống sung mãn theo một lý tưởng nào đó thay vì chỉ tồn tại một cách èo uột’. Và cả một cuốn sổ tay thầy tặng ghi đầy những triết lý sống nữa, thầy quên hết rồi à?
Những lời nói của em càng lúc càng nghẹn ngào như xoáy sâu vào lòng hắn. Em ra về từ lâu mà hắn còn ngồi đó. Chợt giật mình, hắn chạy tìm lục lại cuốn sổ tay một thời là vật tuỳ thân.
Cuốn sổ mờ đi vì bụi bám nhưng bên trong vẫn tươi mới những dòng triết lý…

3 comments: