HIỆU LỰC CỦA BÍ TÍCH THÁNH TẨY
<!--[if !supportLists]-->I. <!--[endif]-->THANH LUYỆN TỘI LỖI
<!--[if !supportLists]-->1. <!--[endif]-->Nền tảng Kinh Thánh
Có thể nói trong tất cả các bí tích, bí tích Thánh Tẩy được Kinh Thánh đề cập nhiều nhất. Hầu hết các sách trong bộ Tân Ước đều nói đến hiệu lực tha tội của bí tích này. Trong số các chứng từ Kinh Thánh, qua thư gửi tín hữu Rôma chương 6,1-14, thánh Phaolô trình bày sự tha thứ tội lỗi như là chết đi cho tội lỗi. Sau biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống, thánh Phêrô khuyến dụ dân chúng rằng: “Anh em hãy hối cải, và mỗi người hãy chịu phép rửa nhân danh Đức Giêsu Kitô, để được ơn tha tội” (Cv, 2,38).
Như vậy, phép rửa được mô tả như một sự giải thoát khỏi ách thống trị của tội lỗi. Theo Tin Mừng, phép rửa của thánh Gioan nhằm kêu gọi sự hoán cải để được ơn tha tội: “Ông Gioan Tẩy Giả xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng hối cải để được ơn tha tội” (Mc, 1,4). Tuy nhiên, phép rửa của Đức Giêsu còn cao trọng hơn phép rửa ông Gioan vì “Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa” (Mt, 3,11) và phép rửa đó “có sức lột bỏ con người tội lỗi của anh em.” (Cl 2,11).
Như vậy, phép rửa được mô tả như một sự giải thoát khỏi ách thống trị của tội lỗi. Theo Tin Mừng, phép rửa của thánh Gioan nhằm kêu gọi sự hoán cải để được ơn tha tội: “Ông Gioan Tẩy Giả xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng hối cải để được ơn tha tội” (Mc, 1,4). Tuy nhiên, phép rửa của Đức Giêsu còn cao trọng hơn phép rửa ông Gioan vì “Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa” (Mt, 3,11) và phép rửa đó “có sức lột bỏ con người tội lỗi của anh em.” (Cl 2,11).
Giáo hội, qua hơn 2000 năm lịch sử, dựa trên nền tảng Kinh Thánh, cũng đã lần lượt ra rất nhiều huấn giáo về công hiệu tha tội của bí tích Thánh Tẩy.
<!--[if !supportLists]-->2. <!--[endif]-->Theo dòng lịch sử Giáo hội
Trước hết, một số thánh nhân trong giáo hội đã xác tín về hiệu năng tha tội trong bí tích Thánh Tẩy. Thánh Ghê-gô-ri-ô thành Nít-xơ trong Oratio in baptismum Christi (PI 46,580) viết: “Phép rửa tội là sự thanh tẩy các tội, tha thứ các lỗi, là căn nguyên của sự đổi mới và tái sinh”<!--[if !supportFootnotes]-->[1]<!--[endif]--> Thánh Ambrôsiô cho rằng chính nước rửa tội có khả năng thanh tẩy tội bằng quyền năng Chúa Thánh Thần.
Kinh tin kính của Công đồng Nice Constantinople khẳng định: “Tôi tin có một phép rửa để tha tội”. Giáo huấn này được nhiều công đồng sau đó lặp lại và cho đến ngày nay chúng ta vẫn luôn tuyên xưng. Công đồng Florence năm 1439 tuyên bố: “Nhờ Phép Rửa, tất cả tội lỗi đều được tha thứ, nguyên tội cũng như mọi tư tội, cùng với hết mọi hình phạt bởi tội mà ra” (DS 1316). Sách Giáo lý Công giáo số 1263 dựa trên Công đồng Vaticanô II tái khẳng định: “Nhờ bí tích Thánh tẩy, mọi tội lỗi đều được tha: nguyên tội, mọi tội riêng cũng như mọi hình phạt do tội.”
<!--[if !supportLists]-->3. <!--[endif]-->Nguyên lý thanh tẩy
Xét về nguyên lý, bí tích Thánh Tẩy là nguyên nhân công cụ được Thiên Chúa dùng để hành động theo chương trình Người đã ấn định. Do vậy, tha tội là một hành vi của Thiên Chúa. Phép rửa là dấu hiệu và là dụng cụ Chúa dùng để thực thi việc tha tội.
Ngoài ra, phải nhắc đến vai trò của nhân tính Đức Giêsu Kitô vì hiệu lực của bí tích đến từ cuộc khổ nạn của Người. Nhân tính Đức Giêsu là công cụ đệ nhất vừa là công cụ kết hợp (với Thiên tính của Người). Xét như thế, nhân tính của Người là trung gian đệ nhất và thiết yếu để hiệu lực bí tích được hiện thực hóa.
Về phía người thụ tẩy, ơn tha tội không đồng nghĩa với việc họ được miễn nhiễm đối với tội lỗi. Tuy đã được ơn công chính hóa nhưng người thụ tẩy vẫn có thể trở nên bất chính vì những tội lỗi mình phạm sau này. “Đàng khác, việc tha tội có tính tương đối: thật vậy, con người mà không sống trong thời gian, không thể dấn than hoàn toàn được, nghĩa là đưa tương lai của mình đến cùng, với điều kiện luôn luôn phê chuẩn quyết định của mình trong lúc này. Nhưng vì được tự do nên tương lai này có thể thay đổi. Cuộc đời người chịu phép Rửa là một cuộc chiến đấu không ngừng đối với tội lỗi”<!--[if !supportFootnotes]-->[2]<!--[endif]-->
<!--[if !supportLists]-->II. <!--[endif]-->TÁI SINH TRONG CHÚA THÁNH THẦN
<!--[if !supportLists]-->1. <!--[endif]-->Nền tảng Kinh Thánh
Trước hết, yếu tố nước (trong bí tích Thánh Tẩy) liên hệ đến sự chết và sống lại. Khởi đầu Cựu Ước, Kinh Thánh diễn tả nước như một tác viên gây nên sự chết và sự sinh sản. Trong sách Sáng Thế, một trận đại hồng thủy đã tiêu hủy loài người trên mặt đất ngoại trừ gia đình ông Nô-ê. Một thế giới tội lỗi đã bị vùi dập và một thế giới mới được thành hình nhờ ân sủng của Thiên Chúa. Cuộc vượt qua Biển Đỏ cũng diễn tả một bên là sự chết của thế lực tội lỗi còn bên kia là sự sống của con cái Thiên Chúa.
Trong Tân Ước, phép rửa của thánh Gioan làm chết đi đời sống cũ trong tội lỗi và làm nảy sinh đời sống mới trong sự thống hối. Thánh Phaolô cũng nói: “Thần Khícủa Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới.” (Rm 8, 10-11). Vậy, bí tích Thánh Tẩy làm cho con người được tái sinh thành một “tạo vật mới” (2Cr 5,17), “bước đi trong đời sống mới” (Rm 6,4) và “sống cho Thiên Chúa, trong Đức Kitô Giêsu” (Rm 6,11). Ơn tái sinh đó được thực hiện trong Chúa Thánh Thần vì “chúng ta chịu phép rửa trong Thần Khí duy nhất. Tất cả chúng ta đã được uống một Thần Khí duy nhất” (1Cr 12,13) và “Người đã cứu độ chúng ta nhờ phép rửa ban ơn tái sinh và đổi mới do Thánh Thần thực hiện” (Tt 3,5).
Vậy, theo Kinh Thánh, qua phép rửa, con người chết đi cho tội lỗi để được tái sinh thành một con người mới trong Chúa Thánh Thần.
<!--[if !supportLists]-->2. <!--[endif]-->Giáo huấn của Giáo hội
Giáo lý Giê-ru-sa-lem dạy: “Nhưng khi anh chị em chỗi dậy, cũng giống như bước ra ngoài ánh sáng ban ngày. Chính trong lúc chết đi là lúc anh chị em tái sinh. Nước cứu rỗi vừa là ngôi mồ vừa là mẹ sinh ra anh chị em”.
Theo thánh Giêrôriô, bí tích Thánh Tẩy là nguyên lý cải hóa trong Chúa Thánh Thần.
Giáo lý Rôma 2,2,5 viết: “Bí tích Thánh Tẩy là bí tích tái sinh chúng ta nhờ nước và trong Lời Chúa”<!--[if !supportFootnotes]-->[3]<!--[endif]-->.
Giáo lý hội thánh Công giáo dạy: “Bí tích Thánh tẩy không chỉ rửa sạch mọi tội lỗi, mà còn làm cho người tân tòng trở nên “một thụ tạo mới” (2Cr 5,17), thành nghĩa tử Thiên Chúa, “được thông phần bản tính Thiên Chúa” (2Pr 1,4), thành chi thể Đức Kitô và đồng thừa tự với Người (Rm 8,17), thành Đền Thờ Chúa Thánh Thần (1Cr 6,19). Chúa Ba Ngôi Chí Thánh ban cho người được rửa tội ơn thánh hóa, ơn công chính hóa…”<!--[if !supportFootnotes]-->[4]<!--[endif]-->.
<!--[if !supportLists]-->3. <!--[endif]-->Nguyên lý tái sinh trong Chúa Thánh Thần
<!--[if !supportLists]-->a. <!--[endif]--> Đồng thừa tự với Đức Kitô
Hiệu lực của bí tích đến từ cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Theo thánh Phêrô, “Nước đó là hình bóng phép rửa nay cứu thoát cả anh em nữa…. Phép rửa cứu thoát anh em nhờ sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô…” (1Pr 3,21). “Nhờ Chúa Kitô, đời sống thần linh được thông ban cho tín hữu qua phép Rửa, trước hết, nhờ công ơn cứu chuộc của Người”<!--[if !supportFootnotes]-->[5]<!--[endif]-->. Tuy nhiên, để được đồng thừa tự với Người thì “Chén Thầy uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy chịu, anh em cũng sẽ chịu” (Mc 10,39). Như vậy, được tái sinh trong Chúa Thánh Thần ám chỉ việc “chúng ta trở nên con Thiên Chúa và đồng thừa tự với Đức Kitô”<!--[if !supportFootnotes]-->[6]<!--[endif]-->.
<!--[if !supportLists]-->b. <!--[endif]-->Tháp nhập với Hội Thánh
Thánh Phaolô nhắn nhủ cộng đoàn Côrintô rằng: “Tất cả chúng ta đều đã chịu Phép Rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể” (1Cr 12,13). Được tái sinh trong Chúa Thánh Thần ám chỉ việc tháp nhập vào đoàn dân mới. “Người đã được rửa tội trở thành phần tử của Hội thánh, họ “không còn thuộc về mình, nhưng thuộc về Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta” (1Cr 6,19)<!--[if !supportFootnotes]-->[7]<!--[endif]-->.
<!--[if !supportLists]-->c. <!--[endif]-->Ấn tích vĩnh viễn
Được tái sinh trong Chúa Thánh Thần để trở thành một tạo vật mới, nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, thuộc về một Dân mới của Thiên Chúa, người thụ tẩy được ghi một ấn tín của Chúa không thể xóa nhòa. Do vậy, người ta chỉ lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy một lần duy nhất.
Tóm lại, qua bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được cùng chết với Đức Kitô và cùng sống lại với Người. Chết ở đây là chết đi con người cũ với bao tội lỗi: tội nguyên tổ và mọi tội riêng đã phạm. Còn sống với Người là được tái sinh trong Chúa Thánh Thần để thành một tạo vật mới, thành chi thể của Chúa Kitô, thành nghĩa tử của Chúa Cha và trở nên đền thờ của Chúa Thánh Thần.
<!--[if !supportFootnotes]-->
<!--[endif]-->
<!--[endif]-->
<!--[if !supportFootnotes]-->[1]<!--[endif]--> Trích lại Đỗ Xuân Quế, Thần học Bí Tích, Đức tin Văn hoá, 2005, tr. 76.
<!--[if !supportFootnotes]-->[2]<!--[endif]--> Đào Xuân Quế , Sđd, tr. 184.
<!--[if !supportFootnotes]-->[3]<!--[endif]--> Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 1213.
<!--[if !supportFootnotes]-->[4]<!--[endif]--> Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 1265, 1266.
<!--[if !supportFootnotes]-->[5]<!--[endif]--> Đỗ Xuân Quế , Sđd, tr. 190.
<!--[if !supportFootnotes]-->[6]<!--[endif]--> Nguyễn Thế Thủ, Phụng vụ các bí tích, tr. 15.
<!--[if !supportFootnotes]-->[7]<!--[endif]--> Giáo lý Công giáo, số 1269.
No comments:
Post a Comment