Saturday 19 November 2011

Lời Chúa là ánh sáng

Ga 14, 1-6
Chuyện kể rằng khi vừa chế tạo xong một cái máy bắt trộm, người ta muốn biết hiệu năng của nó đến mức nào nên đưa ra thử. Khi đặt cái máy đó ở nước Mỹ, sau năm phút, nó phát hiện được một tên trộm. Đem qua Trung Quốc, cũng sau năm phút, nó phát hiện ra 3 tên trộm. Khi đem đặt ở Việt Nam, sau năm phút..., người ta không thấy tín hiệu gì.
Quay lại chổ đặt cái máy, người ta phát hiện cái máy đã bị mất trộm... Khi nghe câu chuyện này, chúng ta không cảm thấy buồn lòng, mà chỉ thấy buồn cười! Đó là một vấn đề! Vấn đề đó là gì, xin cộng đoàn nghe tiếp 1 câu chuyện khác, cũng về cái máy, chuyện có thật trong lịch sử. Trước năm 1975, để đối phó với tình trạng nói dối của các quan chức Việt Nam, người Mỹ sử dụng những cái máy đo nhịp tim, nhiệt độ và tốc độ hô hấp khi cần họ nói sự thật. Nhưng người Mỹ đã thất bại, người Việt Nam biết cách và đã đối phó rất điêu luyện với những cái máy đó. Vậy, vấn đề mà khi nghe người khác nói người Việt Nam hay gian dối, chúng ta không cảm thấy bị xúc phạm, không thấy buồn lòng mà chỉ thấy buồn cười là chúng ta coi chuyện dối trá là bình thường và đã biến nó  trở thành một nghệ thuật sống. Tóm lại, chúng ta đang sống trong một xã hội mà mọi người phải nói dối nhau để sống! Chuyện dối trá được xem như là chuyện bình thường ở huyện! Tuy nhiên, thưa cộng đoàn, trong cái xã hội đó, chúng ta là những người may mắn... vì chúng ta được nghe Lời Chúa.
“Thầy là đường, là sự thật và là sự sống”
Tư tưởng thần học về câu Lời Chúa này rất phong phú, anh em có thể tìm thấy khắp nơi trong sách vở hay ngay trong chương trình học viện. Ở đây, tôi xin chia sẻ một suy tư nhỏ về vấn đề đối diện, chấp nhận và đón nhận sự thật trong môi trường sống và chính trong con người của mình.
Trong cuộc sống, tôi cũng như anh em thường xuyên phải đối diện với những sự thật, và nhiều khi có những sự thật mình không mong muốn. Tuy nhiên, cốt lõi của vấn đề không hệ tại việc có hay không những điều ta không mong muốn, nhưng ở chổ ta dám nhìn thẳng vào chúng và chấp nhận chúng hay không, hay chỉ biết nguỵ trang và né tránh để giảm thiểu những phiền phức.
Trước hết, Đức Giêsu là sự thật, Ngài cũng muốn tôi nhìn thẳng vào sự thật trong môi trường sống của tôi, gần gủi với tôi nhất là đời sống cộng đoàn. Nói về đời sống cộng đoàn, Jean Vanier, người sáng lập cộng đoàn Arche, với kinh nghiệm của mình, ông quả quyết: “Không có gì làm thiệt hại cho đời sống cộng đoàn hơn là việc che giấu những căng thẳng và giả vờ như không có chúng, hay nguỵ trang chúng bằng vẻ bề ngoài hào nhoáng, hoặc chạy trốn thực tại và né tránh đối thoại.”<!--[if !supportFootnotes]-->[1]<!--[endif]--> Xuất phát từ những khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, lối sống, thế hệ, sự giáo dục, đời sống cộng đoàn không tránh khỏi những sai chạy, lũng cũng và cả những va chạm. Nếu không nghiêm túc và khiêm tốn để cho ánh sáng Lời Chúa soi rọi hầu nhìn nhận những sai lầm thiếu sót, cộng đoàn sẽ không thể nào định vị được xuất phát điểm của mình và có một kế hoạch thăng tiến cộng đoàn cách lành mạnh được.
Ngoài những thực trạng về cộng đoàn, còn có một thực tại mà Lời Chúa hôm nay mời gọi tôi khiêm tốn nhìn nhận hơn, đó chính là bản thân. Tự nhìn lại, tôi nhận thấy rằng lắm lúc vì sự yên ổn của bản thân, để giảm thiểu những rắc rối và con đường mình đi được bình an vô sự, tôi đã sống một cách thụ động, buông trôi như cánh bèo xuôi theo dòng nước. Yếu đuối của tôi ở đây có thể là sợ hãi phiền phức và ước muốn an toàn; những thôi thúc đó đến từ nhu cầu thâm sâu trong con người tôi. Từ những yếu đuối đó, bất cứ lúc nào tôi cũng có thể thực hiện những hành động ti tiện và gây ra những lỗi lầm đáng tiếc. Sống giữa một cộng đoàn đa dạng về nhân cách, nhận thức, văn hóa và ngay cả thế hệ, tôi dễ sinh ra bảo thủ, ích kỷ, ganh tỵ, đố kỵ và đặc biệt chỉ trích người khác.
Một thoáng nhìn lại những thực trạng cuộc sống như thế không phải để lên án cộng đoàn hay giày vò bản thân. Dám nhìn nhận sự thật, nhất là sự thật trong cõi lòng mình là điểm cốt yếu và là xuất phát điểm để từ đó tiến lên đón nhận sự sống đích thực! Đức Giêsu laø ñöôøng, laø söï thaät vaø laø söï soáng, Ngaøi môøi goïi toâi bieát can ñaûm ñi treân con ñöôøng chaân lyù, chaáp nhaän thöïc teá cuoäc soáng, ñeå coù theå soáng moät caùch sung maõn cuoäc ñôøi traàn theá naøy haàu mai ngaøy ñeán ñöôïc nôi maø Ngaøi ñaõ doïn saün cho....
Laïy Chuùa, ñoái dieän vôùi söï thaät ñaõ khoù, ñoái dieän vôùi loøng mình laïi caøng khoù hôn. Theá nhöng, khoâng phaûi vì vaäy maø maø Ngaøi ñcon buoâng xuoâi, boû cuoäc. Xin cho con bieát raèng “Con taøu raát an toaøn khi neo ñaäu ôû caûng, nhöng ngöôøi ta ñoùng taøu khoâng phaûi nhaèm muïc ñích ñoù”.  Cuoäc soáng seõ ñoùng cöûa, seõ bòt loái ñoái vôùi nhöõng ai ñi ngöôïc laïi noù. Moãi ngaøy con ñöôïc môøi goïi ñeå soáng moät cuoäc ñôøi sung maõn trong töông quan tình yeâu vôùi Chuùa vaø vôùi tha nhaân. Coäng ñoaøn cuûa con ñöôïc môøi goïi ñeå hieän dieän nhö dấu hiệu của thieân ñöôøng döông theá, haàu giuùp ngöôøi khaùc höôùng ñeán Nöôùc Trôøi vónh cöûu. Xin cho con bieát một lần thẳng thắn nhìn lại bản thân cũng như môi trường sống để yù thöùc roõ vaø thi haønh söù meänh cao cao caû maø Ngaøi ñaõ trao.
<!--[if !supportFootnotes]-->


<!--[endif]-->
<!--[if !supportFootnotes]-->[1]<!--[endif]--> Jean Vanier, Thăng tiến cộng đoàn (Sydney: St. Paul Phublications, 1979), Nhóm Đa Minh Rosa Lima chuyển ngữ, tr. 96.

No comments:

Post a Comment