Sunday 20 November 2011

Nguyên lý trong Bí tích

 “Các bí tích có hiệu quả ex opere operato (dịch từng chữ là: do sự việc được thực hiện), nghĩa là có hiệu quả nhờ công trình cứu độ của Chúa Kitô đã được hoàn thành một lần dứt khoát.” (Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 1128).
Thầy hãy làm sáng tỏ nội dung tín lý này.
<!--[if !supportLists]-->1.      <!--[endif]-->XÁC TÍN VỀ HIỆU LỰC BÍ TÍCH
Trước khi nói đến nguyên lý phát sinh hiệu lực bí tích, chúng ta lược qua những chứng cứ xác quyết về hiệu lực bí tích.
Kinh Thánh quả quyết cách rõ rệt về hiệu lực của các bí tích. Nhờ bí tích, chúng ta được nhận lãnh Thánh Thần, được cứu độ và được vào Nước Thiên Chúa. Thánh Gioan nói về phép Rửa: “Thật, tôi bản thật các ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí” (3,5). Về bí tích Thánh Thể, chính Chúa Giêsu dạy: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết.” (Ga 6,54). Theo Tin Mừng thánh Mác-cô, các Tông đồ có năng quyền chữa bệnh: “Nếu họ đặt tay trên các người bệnh, thì những người này sẽ được an lành” (Mc 16,18). Còn rất nhiều những trích đoạn Kinh Thánh nói đến hiệu lực bí tích, nhưng chung qui lại, hiệu lực của bí tích đã được Kinh Thánh xác quyết.
Các giáo phụ và giáo huấn của Hội thánh cũng đã khẳng định rất rõ rệt về hiệu lực bí tích. Thánh Si-ri-lô trong bài huấn giáo số 3, điểm 4 viết: “Người ta không thể vào Nước Trời, nếu không được tắm rửa trong nước để lãnh nhận dấu ấn của ân sủng.” Công đồng Tren-tô khẳng định: “Khi được cử hành đúng đắn trong đức tin, các bí tích trao ban ân sủng mà chúng biểu hiện.”<!--[if !supportFootnotes]-->[1]<!--[endif]--> Công đồng Vaticanô II nhắc lại: “các bí tích ban ân sủng...”<!--[if !supportFootnotes]-->[2]<!--[endif]-->
<!--[if !supportLists]-->2.      <!--[endif]-->“EX OPERE OPERATO” - NGUYÊN LÝ PHÁT SINH HIỆU LỰC BÍ TÍCH
Mọi người luôn được mời gọi để nên một với Đức Kitô trong sự sống, sự chết và sự phục sinh của Ngài, vì ơn cứu độ của chúng ta chính là Đức Kitô. Gặp gỡ và nên một với Đức Kitô, chúng ta gặp được sự sống mới, tức là ân sủng. Hiện nay chúng ta không thể thấy, đụng chạm và nghe Lời hằng sống được, nên ta phải gặp Ngài qua các bí tích. Vậy, chính Chúa dùng bí tích như một công cụ để ban ơn cứu độ (ex opere operato). Ngoài ra, đức tin của Giáo hội bảo đảm cho có sự liên tục giữa hành động cứu độ của Đức Kitô và hoạt động của bí tích, theo nghĩa dấu hiệu biểu lộ vật được ám chỉ và dụng cụ qui về nguyên nhân chính. Do đó, có 3 điều làm cho bí tích được hữu hiệu:
<!--[if !supportLists]-->a.     <!--[endif]-->Bí tích phải do Chúa thiết lập
Trước hết, để thực hiện công trình cứu độ của mình, Đức Kitô đã “sắm” những công cụ cho công việc đó – Ngài đã lập các bí tích. Giáo lý Hội thánh Công giáo xác định cách minh nhiên: “Dựa vào giáo lý của Kinh Thánh, các truyền thống Tông đồ và sự đồng tâm nhất trí của các giáo phụ,” chúng tôi tuyên tín rằng “các bí tích của Luật Mới đều do Chúa Giêsu thiết lập”<!--[if !supportFootnotes]-->[3]<!--[endif]-->. Tuy Chúa Giêsu chỉ thiết lập ý nghĩa (còn chi tiết thì Giáo hội thêm vào), bí tích chính là sáng kiến của Ngài để hoàn thành công cuộc cứu độ của mình. Vậy, ngay từ đầu bí tích đã phát xuất từ Chúa Kitô và được Ngài đặt cho ý nghĩa cứu độ. Nói cách khác, các bí tích đã có trong “kế đồ cứu độ”<!--[if !supportFootnotes]-->[4]<!--[endif]--> của Thiên Chúa. Chúa có sáng kiến độc đáo và Người hoàn toàn tự do quyết định không tùy thuộc vào công trạng của ta. Có thể nói Ngài đã đi bước trước để đến và ban ơn cho chúng ta như thánh Gioan đã viết: “Không phải chúng ta yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu mến chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội vì tội lỗi chúng ta.” (1Ga 4,10); “Vì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước.” (1Ga 4,19); “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em.” (Ga 15,16).
<!--[if !supportLists]-->b.     <!--[endif]-->Bí tích có hiệu lực nhờ công trình cứu độ của Chúa Kitô
Đến đây, ta làm sáng tỏ ý niệm trong sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo: “Các bí tích có hiệu quả ex opere operato (dịch từng chữ là: do sự việc được thực hiện), nghĩa là có hiệu quả nhờ công trình cứu độ của Chúa Kitô đã được hoàn thành một lần dứt khoát.”
Trước hết, các bí tích có hiệu quả “do sự” (ex opere operato) có nghĩa là “do chính hành động của Bí tích, chứ không do tình trạng tâm hồn (thánh thiện hay tội lỗi) của thừa tác viên hoặc thụ nhân.”<!--[if !supportFootnotes]-->[5]<!--[endif]--> Bất cứ khi nào thi hành đúng đắn dấu hiệu bí tích thì bí tích được hoàn thành và người lãnh nhận được thành sự. Vì thế, dấu ấn bí tích tạo ra không bị ô nhiễm vì tội của người cử hành, cũng như tia nắng mặt trời không bị ô nhiểm bởi vì chiếu trên một cái ao dơ bẩn. Vậy, có  phải “do sự” có nghĩa là chính nghi thức bí tích phát sinh ân sủng? “Không phải nghi thức Bí tích tự chúng có sức mạnh sinh ơn thánh, nhưng ơn thánh là do Chúa Kitô và do Thánh Thần ban qua các dấu chỉ Bí tích đó.”<!--[if !supportFootnotes]-->[6]<!--[endif]--> Nghi thức bí tích chỉ là nguyên nhân dụng cụ và pháp lý (cái thực sự ảnh hưởng tới hiệu quả nhờ sức tác động của nguyên nhân chính) để Chúa Kitô là nguyên nhân chính, ban ơn.
Về điểm này, linh mục Đỗ Xuân Quế viết: “Chẳng những không bắt buộc hành động của Chúa Cứu Thế phải tùy thuộc hành động của loài người, các bí tích lại còn tùy thuộc Chúa, chỉ hữu hiệu nhờ Chúa mà thôi. Chỉ mình Chúa tác động trong các bí tích, dùng các bí tích như các phương tiện chính Người đã chọn.”<!--[if !supportFootnotes]-->[7]<!--[endif]--> Những nghi thức bí tích bên ngoài là cách thế Chúa tỏ cho thấy hiệu lực ơn thánh bên trong do Người ban. Chúa dùng những yếu tố vật chất để biểu lộ và thực hiện ý muốn cứu độ của Người. Như vậy, “ex opere operato” có nghĩa là ơn cứu độ chỉ tùy thuộc ở tác động của Chúa mà thôi, chứ không phải do căn nguyên nào riêng của sự vật được dùng làm phương tiện hay của loài người là những thừa tác viên và người thụ lãnh.
Kế đến, “công thức “Ex opere operato” có nguồn gốc và ý nghĩa hướng về Chúa Kitô. Nó chứng tỏ giá trị và công hiệu của cuộc khổ nạn của Chúa Kitô trên Thập giá và công nghiệp Ngài đã thủ đắc cho nhân loại.”<!--[if !supportFootnotes]-->[8]<!--[endif]--> Thần học thời Trung cổ cũng xác định: “Ex opere operato” có nghĩa là nhờ công trình Chúa Kitô đã thực hiện, nhờ công nghiệp của Ngài, nhờ sự thương khó của Ngài. “Nếu bí tích là những phương tiện thánh hóa con người một cách thiết yếu nhờ ơn cứu chuộc tội lỗi thì chúng cũng làm cho con người nên hoàn hảo để thờ phượng Chúa cho đúng với bổn phận. Mà xét về việc giải gỡ con người cho khỏi tội thì hành vi chính của Đức Kitô theo phương diện là người là cuộc Thọ hình của Người. Cuộc Thọ hình này tác động không những do việc sinh ơn và đáng được ơn cũng như các mầu nhiệm khác trong cuộc đời Đức Kitô, mà còn nhờ việc đền tội là công việc đặc biệt của Người.”<!--[if !supportFootnotes]-->[9]<!--[endif]--> Chúng ta có thể nói rằng cái chết và sự sống lại của Đức Kitô là hai bộ mặt bất khả phân ly của mầu nhiệm Vượt qua duy nhất của Đức Kitô diễn lại nơi chúng ta nhờ các bí tích. Qua ân sủng của các bí tích, chúng ta được cùng chết với Người, đó là chết cho tội lỗi, đồng thời chúng ta cũng được cùng sống lại với Người nghĩa là được nên công chính.
Như đã nói ở trên, việc đổ ơn xuống trên linh hồn chúng ta là một việc hoàn toàn của Chúa nên nó phải tùy thuộc Đức Kitô xét theo tư cách Người là Chúa. Nhưng trong Kinh Thánh lại có những đoạn cho thấy Chúa Kitô có toàn quyền trên các bí tích dựa theo nhân tính của Người: “Đấng mà tôi thấy Thánh Thần hiện xuống trên Người, chính Người là Đấng rửa trong Thánh Thần” (Ga 1,33); “Vậy để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội...” (Mt 9,6). Đàng khác Tin Mừng cũng cho thấy khi còn tại thế, chính Đức Kitô đã lập các bí tích. Như vậy, phải nói rằng các bí tích có hiệu lực qua nhân tính của Đức Kitô. “Xét về phương diện là Chúa thì Đức Kitô là nguyên nhân chính thánh hóa loài người và Người có toàn quyền trên các bí tích. Xét về phương diện là người thì Người là nguyên nhân dụng cụ, vừa tác tạo, vừa có công thánh hóa.”<!--[if !supportFootnotes]-->[10]<!--[endif]--> Tuy nhiên, nguyên nhân dụng cụ ở đây không tách biệt như các nghi thức nhưng gắn liền. Nghi thức bí tích cũng như thừa tác viên chi là dụng cụ tách biệt, còn nhân tính của Đức Kitô là dụng cụ gắn liền. Vậy, phải nói rằng nguyên nhân sinh ra ân sủng phát xuất từ thần tính của Đức Kitô, qua nhân tính của Người, rồi đến các bí tích. (x. Tôma Aq. IIIa q.62, a.5).
Tóm lại, đạo Công giáo là đạo “tha lực cứu độ” nghĩa là ơn cứu độ đến từ Thiên Chúa. Các bí tích là sáng kiến của Chúa để qua đó Người ban ơn cứu độ cũng như người chủ nợ vì muốn tha nợ cho con nợ nên viết một chứng thư tha nợ. Chứng thư tha nợ là chứng từ cụ thể cũng như bí tích là dấu chỉ khả giác để biểu lộ ý muốn và hành động của chủ nợ hay Thiên Chúa. Ví dụ trên không thể diễn tả hết ý nghĩa của ân sủng trong bí tích, vì qua bí tích Thiên Chúa không những tha tội mà còn ban ơn thánh hóa cho con người và vì ngoài nguyên nhân chính là Chúa và nguyên nhân dụng cụ là bí tích, còn có những yếu tố phụ khác liên quan đến hiệu lực của bí tích.
Để bí tích trở nên hữu hiệu cho người lãnh nhận còn có vai trò của giáo hội, hay nói khác đi, đức tin của giáo hội bảo đảm sự liên tục giữa những dụng cụ và nguyên nhân chính.
<!--[if !supportLists]-->c.      <!--[endif]-->Đức tin của Giáo hội bảo đảm sự liên tục giữa dụng cụ và nguyên nhân chính
Công thức “ex opere operato” cho biết các bí tích có hiệu lực là do công trình cứu chuộc của Chúa Kitô, tuy nhiên, “Giáo hội đóng một vai trò ngay cả trong tính hiệu lực của bí tích nữa.”<!--[if !supportFootnotes]-->[11]<!--[endif]--> Chính đức tin của Giáo hội bảo đảm cho có sự liên tục giữa hành động cứu độ của Chúa Kitô và hoạt động của bí tích, theo nghĩa dấu hiệu biểu lộ vật được ám chỉ và dụng cụ qui về nguyên nhân chính. Ngoài ra, Giáo hội và trước hết là các Tông đồ là những người quản lý các mầu nhiệm của Thiên Chúa (x. 1Cr 4,1), nghĩa là quản lý nền tảng các bí tích của Chúa Kitô. Như vậy, do quyền mục tử của mình, Giáo hội có thẩm quyền quyết định việc cử hành các bí tích. Tuy nhiên, Giáo hội không hành động cách độc đoán, nhưng phải biểu lộ ý muốn của Chúa Kitô. Giáo hội là thân mình mầu nhiệm của Chúa Kitô, là sự hiện diện kéo dài của Người trên trần gian. Vì thế, ơn bí tích vừa là ơn sáp nhập vào Chúa Kitô, vừa là ơn sáp nhập vào Giáo hội nữa. Bên cạnh đó, Giáo hội có quyền xét định phải có những điều kiện nào thì cử hành bí tích mới hợp pháp và thành sự. Giáo hội dùng quyền giảng huấn mà ấn định một cách minh nhiên các luật lệ liên quan đến việc cử hành và lãnh nhận các bí tích. Thừa tác viên chỉ có quyền vì được Giáo hội ban cho hoặc vì là thừa tác viên của Giáo hội.

<!--[if !supportLists]-->d.     <!--[endif]-->Vai trò đức tin của người cử hành bí tích
Theo lập trường của Giáo hội công giáo, tình trạng của tội lỗi của thừa tác viên cử hành bí tích không làm cho bí tích trở nên vô hiệu vì tác nhân chủ yếu của bí tích chính là Chúa Kitô, Đấng có thể sử dụng con người tội lỗi như một dụng cụ cứu rỗi. Ngoài ra, nơi thừa tác viên tội lỗi, cả cộng đoàn Giáo hội hoạt động, vì toàn thể Giáo hội là chủ thể của việc cử hành bí tích. Và hơn nữa, việc cử hành bí tích không phải là việc làm của con người, nhưng là của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, để có thể cử hành bí tích thành sự, thừa tác viên phải có hai điều kiện chủ yếu sau:<!--[if !supportFootnotes]-->[12]<!--[endif]-->
<!--[if !supportLists]-->-                  <!--[endif]-->Có quyền bính để thi hành. Giáo hội đã xác định không phải tín hữu nào cũng có quyền ban mọi bí tích, nhưng phải là người đã nhận được quyền ban bí tích từ Giáo hội. Bí tích là cử chỉ của Chúa Kitô và Giáo hội, nên không ai có thể tự mình chiếm đoạt, mà chỉ có thể là dụng cụ sống động qua đó Chúa ban ơn thánh.
<!--[if !supportLists]-->-                  <!--[endif]-->Có chủ ý cử hành bí tích như Giáo hội vẫn làm. Tuy Chúa Kitô là tác nhân chủ yếu của bí tích và thừa tác viên chỉ là dụng cụ, nhưng họ vẫn là con người có lý trí và tự do chịu trách nhiệm về hành động của mình. Chỉ khi chủ ý hiệp nhất với Chúa Kitô và Giáo hội thì thừa tác viên ấy mới thực sự trở nên dụng cụ của Chúa Kitô trong khi cử hành bí tích. Tóm lại, muốn cho hành động của mình thành sự thì thừa tác viên phải có ý làm điều Giáo hội làm.
Những nguyên tắc đạo lý trên không chối bỏ tầm quan trọng của tư các đạo đức nơi thừa tác viên cử hành bí tích. Thật vậy, hiệu quả của bí tích có thể gia tăng một cách thiết yếu, nếu người cử hành có đức tin và lòng mến nhiệt thành.
<!--[if !supportLists]-->e.     <!--[endif]-->Vai trò đức tin của người thụ lãnh
Về việc Chúa ban sức sống thần thiêng của Chúa cho chúng ta qua các bí tích, có hai điều cần lưu ý: đó là Chúa ban ơn cách nhưng không và sự cộng tác của con người. Con người không có quyền đòi hỏi Thiên Chúa ban ơn, nhưng đó là sáng kiến của Người. Tuy nhiên, con người phải có chủ ý mở rộng tâm hồn để đón nhận hồng ân của Chúa cách tự do. Công đồng Trentô chỉ rõ rằng để lãnh nhận bí tích cách hữu hiệu, người thụ lãnh đã có trí khôn phải có chủ ý lãnh nhận bí tích ấy. Người lãnh nhận bí tích cần phải ở tư thế sẵn sàng đón nhận hồng ân Chúa ban qua bí tích. Giáo hội phân biệt hai trường hợp: Để lãnh nhận các bí tích kẻ sống, người lãnh nhận phải ở trong tình trạng ơn thánh, tức là không mắc tội trọng. Còn để lãnh nhận bí tích kẻ chết, người lãnh nhận cần có đức tin, lòng trông cậy và lòng thống hối. Nói chung, người có đủ trí không lãnh nhận bí tích thành sự khi có chủ ý lãnh nhận và lãnh nhận một cách xứng đáng khi có đầy đủ điều kiện nội tâm.

<!--[if !supportFootnotes]-->

<!--[endif]-->
<!--[if !supportFootnotes]-->[1]<!--[endif]--> x. CĐ Tren-tô: DS 1605 và 1606.
<!--[if !supportFootnotes]-->[3]<!--[endif]--> x. DS 1600 – 1601 (trích lại trong Giáo lý Hôi thánh Công giáo, số 1114).
<!--[if !supportFootnotes]-->[4]<!--[endif]--> x. Th. Rey – Mermet, Sống đức tin trong các bí tích, tr. 52.
<!--[if !supportFootnotes]-->[5]<!--[endif]--> Tân Yên, Phụng vụ bí tích (1996), tr. 48.
<!--[if !supportFootnotes]-->[6]<!--[endif]--> R. Vatican, Bí tích - nguồn ơn cứu độ, tr. 86.
<!--[if !supportFootnotes]-->[7]<!--[endif]--> Đỗ Xuân Quế, Thần học bí tích, (Đức tin Văn hóa: 2005), tr. 83.
<!--[if !supportFootnotes]-->[10]<!--[endif]--> Đỗ Xuân Quế, Sđd, tr. 100.

No comments:

Post a Comment