“Con đường đi đến hữu thể đi qua cái tôi. Do đó, trước tiên phải khám phá chính huyền nhiệm của cái tôi.”<!--[if !supportFootnotes]-->[1]<!--[endif]--> Con người là hữu thể tương quan, mỗi người được sinh ra để sống với người khác và thế giới. Tự bản tính con người đã có khuynh hướng vươn ra, mỗi người thực sự cần tới người khác và thế giới để sống và sống xứng đáng như một con người. Hơn thế nữa, con người chỉ trở thành chính mình trong tương quan với người khác.
Tuy nhiên, tất cả những hoạt động hướng đến hữu thể khác đó phải phát xuất từ một chủ thể, chủ thể này cần thiết cho tương quan ‘sống với’ như chủ từ cần thiết cho một động từ. Mỗi người có nhu cầu tự khẳng định chính mình, tôi là tôi, một cái tôi độc đáo, cá biệt, bất khả phân chia. Và như thế, mỗi người một vẻ, từ ngoại hình cho đến tinh thần, không ai là một bản sao của ai và chẳng ai muốn làm một cái bóng của người khác hay bị chìm vào tình trạng vô danh. Mỗi người có quyền và có trách nhiệm trên chính những hành vi của mình, và trên hết, chịu trách nhiệm trên chính cuộc đời của mình. Tiến sĩ tâm lý Trần Thị Giồng đã viết trong cuốn Hạnh phúc trong tầm tay rất rõ rằng: “Bạn là người thợ xây đang xây dựng đời mình, bạn xây như thế nào, bạn sẽ hưởng như thế ấy.” Như vậy, không ai khác mà là chính ta phải tự hoàn thành vận mệnh đời mình theo cách thế riêng của mình.
Tuy nhiên, tất cả những hoạt động hướng đến hữu thể khác đó phải phát xuất từ một chủ thể, chủ thể này cần thiết cho tương quan ‘sống với’ như chủ từ cần thiết cho một động từ. Mỗi người có nhu cầu tự khẳng định chính mình, tôi là tôi, một cái tôi độc đáo, cá biệt, bất khả phân chia. Và như thế, mỗi người một vẻ, từ ngoại hình cho đến tinh thần, không ai là một bản sao của ai và chẳng ai muốn làm một cái bóng của người khác hay bị chìm vào tình trạng vô danh. Mỗi người có quyền và có trách nhiệm trên chính những hành vi của mình, và trên hết, chịu trách nhiệm trên chính cuộc đời của mình. Tiến sĩ tâm lý Trần Thị Giồng đã viết trong cuốn Hạnh phúc trong tầm tay rất rõ rằng: “Bạn là người thợ xây đang xây dựng đời mình, bạn xây như thế nào, bạn sẽ hưởng như thế ấy.” Như vậy, không ai khác mà là chính ta phải tự hoàn thành vận mệnh đời mình theo cách thế riêng của mình.
Để trở nên chính mình, trước hết phải ý thức về sự hiện hữu của chính bản thân mình, tiếp đó chấp nhận bản thân để cuối cùng vươn lên một nhân cách trưởng thành trong tương quan với tha nhân.
<!--[if !supportFootnotes]-->
<!--[endif]-->
<!--[endif]-->
<!--[if !supportFootnotes]-->[1]<!--[endif]--> Nguyễn Trọng Viễn, Triết học hiện đại (HCM: Trung tâm Học vấn Đa Minh, 2008), tr. 102.
No comments:
Post a Comment