Sunday, 20 November 2011

Ghanh tỵ

Mc 3,1-6

Qua bài trình thuật Tin Mừng của thánh sử Mác-cô, chúng ta nhận thấy có hai thái độ nỗi bật và hoàn toàn trái ngược nhau. Thái độ tố cáo - loại trừ của những người Pharisiêu và thái độ Quan tâm - chữa lành của Chúa Giêsu.
Lý do của thái độ tố cáo và loại trừ là sự ghen tỵ. Vì ghen tỵ mà người ta sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để tố cáo và loại trừ nhau. Trình thuật TM trong những ngày qua liên tục ghi lại những cuộc tranh luật gay gắt giữa phái Pharisiêu và Chúa Giêsu, người Pharisiêu tìm mọi cách để bắt bẻ Chúa, nhưng mọi nỗ lực đều chỉ mang đến cho họ sự nhục nhã và hằn hộc. Vì không thể thắng nỗi Chúa trên trường đấu trí, họ nghĩ kế tố cáo và tìm cách giết Người. TM hôm nay ghi: “họ rình xem Đức Giêsu có chữa bệnh trong ngày Sa-bat không, để tố cáo người” –Lấy ý tưởng đoạn TM này để soi rọi lại đời sống, nhất là đời tu, có thể tôi cũng là một Pharisiêu, hàng ngày tôi cũng đang rình xem anh em có làm gì sai sót không để tố cáo, để loại trừ anh em vì thấy anh em giỏi giang hơn, được yêu mến hơn. Tuy tâm địa vẫn giống Pharisiêu ngày xưa, nhưng Pharisiêu thời nay tinh vi hơn rất nhiều, lời tố cáo bây giờ có thể chỉ là vài lời rỉ tai, mấy câu nói bong đùa dường như vô ý nhưng dụng ý sâu xa. Châm ngôn sống của Pharisiêu thời nay là thượng đội hạ đạp, là được phần ta xót xa mặc người, miễn sao mình được trọng dụng và con đường mình đi được yên ổn thì việc gì cũng sẵn sàng làm. Như vậy, chúng ta cũng không ngỡ ngàng gì khi nghe một số nhà nghiên cứu tâm lý nhận định: “xem ra các tu sĩ trẻ sau khi rời môi trường huấn luyện không những ít trưởng thành về nhân bản, mà đôi khi còn tụt hậu về nhân cách, so sánh với những người cùng lứa tuổi và trình độ ở ngoài đời.”<!--[if !supportFootnotes]-->[1]<!--[endif]-->
Và với phương châm sống trên, không sớm thì muộn, tôi sẽ trở thành một tu sĩ đáng kính như cha Nguyễn Thái Hợp đã nhận định: “Không thiếu những trường hợp các bậc đáng kính, mà trong đường lối xử thế, ngôn từ, lập trường, quan điểm… lại bộc lộ một cái gì không ổn, ít cảm thương, thiếu “tình người”, thiếu trân trọng tha nhân, khá ích kỷ hoặc kỳ dị mà hôm nay người ta khó có thể chấp nhận được…”<!--[if !supportFootnotes]-->[2]<!--[endif]-->
Đó là một thực tế đáng buồn, và đáng buồn hơn đó chính là nguy cơ cho lối sống nhỏ nhen ty tiện của tôi hiện nay. Tuy nhiên, lời mời gọi của Đức Giêsu luôn thúc dục tôi thoát khỏi vòng vây của ghét ghen - tỵ hiềm để sống một đời sống mới theo gương Ngài.
Trái ngược hẳn với thái độ loại trừ của những người Pharisiêu, Chúa Giêsu nhìn người khác với ánh mắt quan tâm và yêu thương. Trộn lẫn giữa đám đông có một người bại tay, có thể không dễ gì để nhận ra, nhưng ánh mắt yêu thương của Chúa đã tìm đến anh. Không chờ đến lúc người bại tay kêu xin, Chúa đã đi bước trước đến với anh và chữa lành cho anh. Trang bị được đôi mắt yêu thương như Chúa tôi sẽ nhìn ra được nhu cầu của anh em và sẵn sàng thực hiện những sáng kiến của tình yêu. Có được con tim rộng mở như Chúa tôi sẽ đi bước trước đến với tha nhân để tra tay xoa dịu những vết thương lòng đang ngày đêm rướm máu khắp nơi.
Lạy Chúa, sự đời đâu phải chỉ có chuyện con gà tức nhau tiếng gáy, con chó ganh nhau tiếng sủa, con chim đua nhau tiếng hót, mà còn có chuyện con người vì ghen tỵ dẫn đến hãm hại lẫn nhau. Xin cho con giành thời gian tự vấn lương tâm, nhìn nhận những giới hạn, yếu đuối của mình thay vì đi rình, đi xoi, đi bới lông tìm vết để tố cáo anh em. Xin cho con vượt lên được sự nhỏ nhen, ghen tuông, đố kỵ hàng ngày, để mở rộng lòng mình đón nhận anh em trong tình yêu thương. Xin ban cho con một con tim biết yêu thương và lưu tâm đến nhu cầu của tha nhân để sẵn sàng tra tay nâng đỡ họ khi cần. Amen.

<!--[if !supportFootnotes]-->

<!--[endif]-->
<!--[if !supportFootnotes]-->[1]<!--[endif]--> Nguyễn Thái Hợp, Để họ lớn lên (HCM: Đức tin & Văn hóa, 2005).

No comments:

Post a Comment