Thursday, 31 December 2015

Tỉnh thức - Awaken

A fellow asked his teacher "Please teach us when one knows himself awaken?" "One is awaken when he wonders whether he is fool or everyone is."

Một đệ tử thỉnh giáo thầy:
- Thưa thầy làm sao người ta biết mình tỉnh thức?
Thầy bảo:
- Khi người đó thầm nghĩ mình đang khùng hay mọi người!

Đừng học nữa! Stop learning, live!

"Why? Why?" One of the fellows said to the teacher when he was sacked only one day after being received into the monastery.
The teacher said in reply "I can only show you the way and you should go by yourself. I can only direct you to the water, you must drink it yourself. Why do you waste you time staring at me? You know the way, go! You see the water, drink!"

'Thầy, thầy nói sao?', một đệ tử mới tòng sư học đạo được đúng một ngày ngạc nhiên hỏi vị sư phụ khi ông tẩy chay cậu ra khỏi tu viện.
Sư phụ cậu đáp 'ta chỉ có thể chỉ cho con đường đi, con phải tự đi. Ta chỉ có thể đưa con đến nguồn nước, con phải tự uống. Sao con còn phí công trân trân nhìn ta? Con biết đường rồi, đi đi! Con đã thấy nước, uống đi!'

Tuesday, 24 November 2015

THỬ TRỒNG NẤM BÀO NGƯ (NẤM SÒ)

Dân Ghana cũng biết ăn nấm, nhưng chưa phổ biến lắm. Ở thủ đô Accra đã có một số trại trồng nấm bán ở chợ và siêu thị khá thành công. Khi còn ở cộng đoàn đào tạo, tôi học mô hình tạo và cấy giống từ một chủ trại nấm.


(Nấm khi mới cắt bịch)
Chúng tôi triên khai ở miền Bắc là nơi khí hậu rất nóng nhưng vẫn thành công. Giống nấm của chúng tôi được

ĐẠI HỌC CHỮ TO

(Bài sẽ dc đăng sớm)



Cơm chưa ăn thì gạo còn đó.

Xưa nay tôi vẫn than thân trách phận rằng mình kém may măn vì không được đi mẫu giáo. Ở mẫu giáo người ta có nhiều hoạt động, trò chơi bổ ích giúp trẻ hoà nhập xã hội nhanh và vững vàng. Có lẽ vì lý do đó mà tôi rụt rè, ít nói, nhát gái và bị coi là ông bụt cho đến cuối năm lớp 11. Tôi chưa thật sự rõ lý do làm tôi 'phát bệnh' nói nhiều và tự tin 'quá cố',

Thursday, 19 November 2015

Cuộc sống ở bản Bun-bong (I)

LIFE IN BUNBON (P. I)

CHÍNH THỨC LÊN BẢN SỐNG

Ngày đầu ở bản:
Chúng tôi tới bản độ 2 giờ chiều, ngồi dưới gốc cây đợi anh giáo lý viên. Cha xứ ngủ ngay rung khúc cây còn tôi thì không thể vì hồi hộp muốn biết về quê hương mới của tôi. Cuối cùng thì anh GLV cũng tới bảo "con thấy cha chạy qua nhưng cố đóng cho xong mớ táp-lô."
Chúng tôi đi thẳng tới căn nhà tôi sẽ ở trong khoảng một năm để học ngôn ngữ và mục vụ các làng bản vùng này. Ngôi nhà tôi ở được xây nửa đất sét nửa xi măng. Và chủ nhà là người Tin Lành

Saturday, 17 October 2015

Sự Thật giật mình!


Chân dung PHÙ THỦY Châu Phi

Trong khóa học Nghịch giao Văn hóa và Phong tục tập quán, tôi được nghe nói đến hiện trạng phù thủy và bùa ma phép thuật ở Châu Phi nói chung và Ghana nói riêng. Nhưng tôi chưa hề nghĩ tôi sẽ có cơ hội gặp một trong số họ. Tôi tưởng nghĩ phần lớn chỉ là tin đồn, rồi người đời thổi phòng lên cho có chuyện để buôn cho đỡ buồn mồm.

Monday, 12 October 2015

Sống là Động

Ngày ... tháng ... năm ...

Thảng hoặc, em nhớ đến anh: nhớ những lần nói chuyện không đầu, không đuôi…những lần tranh cãi về những chuyện "linh tinh" nhưng cũng "tầm cỡ". Ở đây, đôi khi ngứa miệng, chẳng có ai để cãi, buồn… Không ai có thắc mắc, hay ít là "lăn tăn"… để cắm cúi đi theo những con đường vạch sẵn. Không nhìn trước mục tiêu, chỉ quan tâm râu ria:

Wednesday, 23 September 2015

VỢ ... HỜ


Em là cô gái Phương Tây
Đến đây bỏ lại đông đầy yêu thương
Anh là trai xứ Đông Phương
Gửi thân đất lạ đoạn trường lênh đênh
Phi Châu điểm hẹn trang tình
Nồng nàn ghép nối chúng mình nên đôi
Nên đôi nhưng chẳng sánh đôi

Wednesday, 16 September 2015

hơi ngoại đạo đó nha!

Ngày 16 tháng 09  ....
Anh mến!
Năm nay, em vẫn được bầu làm chị Hai của lớp. Em ớn quá rồi, mà không có đường để lui. Em sợ chức vụ, em sợ khuôn mẫu… Em không sống "nghiêm túc" trong khuôn khổ được. Vậy mà… chắc là những đứa "đàng hoàng" bầu em lên để em "lãnh đạn" đây mà.
Từ lúc bước chân vào Tập Viện, mối tương quan giữa các thành viên trong lớp em  không còn được như trước. Lịch sự và giữ kẻ, nhắc nhở và khuôn phép => TẬP SINH PHẢI KHÁC… bóp nghẹt "cá tính" mỗi nhân vị. Em đã từng được nhắc là "hơi ngoại đạo đó nha", vì sao?

Sunday, 13 September 2015

tụi nói chỉ nói em khùng

-      Mấy bà đang lảm nhảm gì vậy anh?
-      Bà bán khoai hỏi tui ‘sao tay da trắng kia không trả tiền mà ông trả, da trắng lắm đô mà’.
-      Họ còn chỉ vào tóc em nói nói cười gì đó nữa?
-      Haha, họ đùa thôi, em đừng lo.
-      Mấy bả chơi xỏ em chứ gì? Em đoán vậy.
-      Ah ah, bà béo kia thắc mắc rằng em là đàn ông hay đàn bà. Ả trẻ đẹp bán chuối khẳng định ‘đàn bà, tóc dài mà.’ Còn người bán khoai cho anh nói ‘nếu là đàn bà thì cho coi vú đi’. Tất cả

Wednesday, 9 September 2015

Phật của bà và Chúa của em

Chưa một lần em "tìm hiểu" Phật của bà, nhưng bà luôn "thao thức" về Chúa của em.


Ngày 11 tháng 09 năm 2014
          Anh mến!

          Ở đây, mưa to. Cũng chẳng lạ gì, nắng mưa là chuyện bình thường phải không?. Nhưng thật tình, em chẳng thích trời mưa. Dù biết có thích hay không cùng chẳng thay đổi được gì, nhưng sao được đây, tâm tính này cũng là một phần con người em rồi.
          Mưa… nhớ nhà… nhớ lắm lắm. Trên hành trình rao giảng, Chúa có nhớ Mẹ Chúa không? Còn anh? Anh có nhớ điều gì không? (chắc là không rồi, vì anh đâu có tim…)

Wednesday, 2 September 2015

Nhật ký truyền giáo tại lục địa đen bằng hình ảnh I (thời chuẩn bị)

Gửi người không tim ...

Mừng sinh nhật LM anh nhé, không viết gì thêm, anh thích thì đọc lại mail xưa,
lời cũ nhưng tình mới.
Gửi cho anh cả bầu trời quê hương nhiều tình thương, nhìn đâu cũng thấy 


THẤT ... TÌNH ...


nồng nàn mãnh liệt của thưở ban đầu đến lặng lẽ, thiết tha nhưng vương vấn, quyến luyến đến lạ kỳ của hôm nay. 7 năm với bao thăng trầm: nụ cười, nước mắt, thành công, thất bại… Chúa cho thời gian, khả năng cũng cho tham vọng, vị kỷ. Cho nhiệt tình hăng say cũng cho yếu đuối, đam mê.



Ngày 03 tháng 09 năm 20..
          Anh mến!
          Hôm nay anh đã làm những gì?

Sunday, 23 August 2015

... Con không chỉ tập đứng hiên ngang giảng đạo ...

Ngày 31 tháng 08 năm 2014
Anh mến!
Ở nhà Tập, một tuần được giải trí (xem phim) 1 lần: vào tối thứ 7. Ai cũng mong và ai cũng thích, nhiều phim

Saturday, 15 August 2015

... thư người được yêu ...

"...cho dù thế nào đi chăng nữa em vẫn là người được yêu...."
Thích nhất câu này của em!
        Thư của em mang nặng tình, nặng đến nỗi mạng thế kỷ 21 cũng cần gần một năm để chuyển! Nhận thư em cách nay vài tuần, trong khi ngày gửi thư cách nay gần năm.
       Nói vậy thôi, anh hiểu ...

Ngày 29 tháng 08 năm 2014

          Anh mến!
          Anh vẫn khỏe? (hỏi vậy thôi chứ em biết anh lúc nào mà chẳng khỏe, vì chỉ có anh đi chọc phá thiên hạ, chứ nào có ai và có gì khiến anh phải mệt mỏi đâu J). Cũng lâu lắm rồi chưa gặp anh (em quên cả giọng nói anh - thứ mà em dễ có cảm tình nhất J)
          Lý do để em viết thư cho anh nè:

Saturday, 8 August 2015

Thành lập HỌC VIỆN CÔNG GIÁO Việt Nam


WHĐ (07.08.2015) – Vào lúc 16g00 ngày 06-08-2015, tại Trụ sở Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), số 72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM, đã diễn ra lễ công bố và trao quyết định thành lập Học viện Công giáo Việt Nam.

Mở đầu buổi lễ, linh mục Vinh sơn Nguyễn Cao Dũng (SCJ), Thư ký Uỷ ban Giáo dục Công giáo trực thuộc HĐGMVN, đã giới thiệu thành phần tham dự. Về phía Giáo hội Công giáo tại Việt Nam có sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc,

Tuesday, 28 July 2015

Xin Chúa đừng cho chuyện đó xảy ra!


- Peter Loan đọc được tiếng Twi rồi.
- Nó làm tớ shock.
- Đọc được và hay nữa chứ.

- Vì không muốn ngày nào cũng đứng làm "bình hoa" nên con mò qua nhờ ông từ nhờ dạy cho mấy chữ đọc trong thánh lễ.
- Hay! Tớ nghĩ tỉnh dòng Ghana cần có ý tưởng 'triết học' như vậy. Nhiều anh em chỉ đứng đó như bình hoa chứ chẳng làm gì.

Wednesday, 8 July 2015

VỠ MỘNG truyền giáo (tập II)


Trước khi ra đi truyền giáo, tôi được cha Sơn cho biết “bên này họ không ăn rau cỏ nhiều như mình, mang hạt giống qua trồng mà ăn.” Thực ra Ghana đang có phong trào cổ vũ ăn nhiều rau. Năm nay là “Năm ăn rau” (The year of vegetable). Khẩu hiệu cổ vũ ăn rau treo đầy ở các bệnh viện và trung tâm bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, để thay đổi thói quen ăn uống thì cần hàng thế hệ.

Tôi tự nhủ, nếu không có rau, chắc mình chết sớm. Vậy tạm thời khi mới qua thấy bò với heo ăn lá gì thì mình ăn lá đó đỡ, sau đó sẽ trồng rau và dạy người ta ăn rau. Đó cũng là cách giúp người ta thoát nghèo đói. Đói ăn rau, đau uống thuốc mà.
Trước hết, dự định ăn theo bò và heo của tôi thất bại. Khi về tới trung tâm

Tuesday, 7 July 2015

VỠ MỘNG truyền giáo?!?



Lý tưởng của nhà truyền giáo là giúp người khác nên thánh hơn và giàu hơn. Nên thánh là lý tưởng của mọi Kitô hữu, giàu có hơn là ước mơ của nhiều người và nó đẹp lòng Chúa vì nó giúp con người sống xứng với nhân phẩm hơn. Ở đây, tôi xin nói đến việc làm giàu.

Cũng là lẽ thường khi một nhà truyền giáo đặt lý tưởng của mình ở một vùng đất xa xôi hẻo lánh, nghèo nàn và lạc hậu nghĩ rằng mình sẽ mang chút văn minh mà mình may mắn học được để ‘khai hóa’ vùng đất mới. Tôi ra đi với hoài bão sẽ bắt đầu từ những việc nho nhỏ với phương châm lăn xả vào đời rồi từ từ giúp họ thay thói quen và não trạng cũ, thiếu hiệu quả bằng hiểu biết và tư duy mới hữu hiệu hơn. Thế nhưng, …
Ngày nọ,

Sunday, 7 June 2015

KỲ VỌNG

Tu sĩ đi tu và sống đời tu theo kỳ vọng của người khác
Thách đố thứ hai mà các tu sĩ đang đối mặt là kỳ vọng của mọi người. Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, kỳ vọng là “đặt tin tưởng, hy vọng nhiều vào một người nào đó.” Trong truyền thống người Việt, giữa những người thân thuộc, nhất là trong quan hệ dòng tộc gia đình, không những có liên hệ tình cảm mà còn có trách nhiệm liên đới với nhau. Gia tộc trở thành chổ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần cho mỗi người. Người xưa thường nói: “một người làm quan cả họ được cậy, một người làm bậy cả họ mắc oan”.
Tu sĩ, đặc biệt linh mục ở Việt Nam rất được coi trọng và nể vì. Do đó, thật là một vinh dự lớn lao cho gia tộc nào có người đạt được địa vị này. Với tư tưởng đó, một người đi tu mang theo kỳ vọng của gia đình, dòng tộc và ngay cả của láng giềng và bạn bè. Chúng ta không phủ nhận sự khích lệ của gia đình và người thân thông qua những ước vọng thành tâm, đó là một động lực cần thiết giúp tu sĩ vững tiến hơn trong ơn gọi của mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số tu sĩ dường như bị trói chặt vào cái “nguyên lý danh dự” đó để rồi nhấn chìm đời mình trong những ước muốn của người khác,

Truyền giáo thế nào đây?


- Con thấy cái ấm dưới cầu thang?
- Cha tính làm gì ?
- Tưới hoa lan
- Cha muốn chết à?
- Chưa phải bây giờ
- Cái đó ông bảo vệ dùng để cầu nguyện

Monday, 1 June 2015

Chủ tịch Fidel Cátro: "Nếu Giáo Hoàng Phanxico tiếp tục đường hướng này, tôi sẽ trở lại Công Giáo"

Căn cứ theo bản tin của nhà báo Phillip Pulella ( Reuters), cuộc gặp gỡ đức Giáo Hoàng Phan xi cô của Raul Castro hôm 10 tháng 5 vừa qua mang tính cách cá nhân hơn là ngoại giao chính thức . 
Theo lời nhà báo này viết, trong buổi gặp gỡ riêng tư dài gần một giờ đồng hồ được coi là khác thường -vì Vatican vốn không có thông lệ đón nhận khách đến triều yết giáo hoàng vào "ngày của Chuá". Nhưng Đức Phan Xi cô đã ân cần nhận lời thỉnh cầu được gặp riêng của ông Castro như một cử chỉ tôn trọng và thân ái dành cho một người "rối đạo" hay một "con chiên hoang đàng" nếu nói theo sách phúc


Saturday, 30 May 2015

Human conciences and God's mercy

Conscience and God’s mercy
(1Ga 3,18-24)
John writes to us powerful words “… even if our own feelings condemn us, that God is greater than our feelings and knows all things. My dear friends, if our own feelings do not condemn us, we can be fearless before God, and whatever we ask we shall receive from Him, …” (1John 3, 20-22).
Through these words, John seems to say that our feelings, or consciences as translated in other version, may prevent us from God because he says we can tremble before God and cannot receive whatever we ask, unless our consciences do not condemn us. So how do our consciences keep us away from God? How can they bring fear and trembling to us so that we cannot receive what we ask from Him?
I think a story may help. Les Miserables is

Sunday, 10 May 2015

POOR HIM! THE PHARISEE


(Lk 18, 9-14): Two men pray in the temple
There are two characters in today’s parable. Let’s take a look at them and then look at ourselves to reflect on some messages we may get.
The first one is the Pharisee. He seems to commit no sin, greed, dishonesty, or adultery. He is right saying that humans are sinful. He is a very good faithful, fasting twice a week, paying every tithe. However, after his prayer, he went home empty-handed, unjustified. So some can say God is not fair to him. He has not committed any sins, he has done great things and finished his duty perfectly. Why? Why has he not been justified? Is God unfair?
Let me share with you a story coming up in my mind.

Wednesday, 6 May 2015

MỘT NĂM TÔI YÊU EM

Tôi quen em qua cái click chuột và mai mối của kẻ si tình
Em đón tiếp tôi với vòng tay 'ấm áp' và 'đôi mắt nồng cháy'
Tôi ngỡ ngàng khám phá thế giới trong em đầy bí ẩn

Saturday, 25 April 2015

Nagiarét ngày …


Giê-su: Ba! Hồi đó, ba mẹ đến với nhau thế nào? Sao ba tán được mẹ?
Giuse: À… ờ, con vô lấy thêm cái đục bé. Chúng ta đi làm kẻo trể.

Maria: Ơ hay! Anh trả lời con đi chứ. Sao vội vàng vậy?
Giuse: Em…,

Monday, 13 April 2015

Con KHÔNG CÒN ..., ĐI TU được không?

Là giám mục, linh mục và tu sĩ, ai cũng biết điều sắp được bày tỏ sau đây, nhưng ở Việt Nam, có lẽ vì lý do ‘thánh thiêng’ nào đó hoặc để giữ khoảng cách và sự nể trọng dành cho các đấng từ phía giáo dân, nên chúng ta ít hoặc chưa bao giờ được nghe nói đến. Kẻ hèn này cũng không dám tự mình nói ra (thật là xấu hổ), nhưng xin lược lại những lời nghe được từ bài giảng của Tổng Giám Mục Phillip, Tổng Giáo Phận Tamale, Ghana, Phi Châu khi tham dự lễ khai mạc “Năm đời sống Thánh Hiến” sáng nay (12/04/2015).
Tổng Giám Mục của một tổng giao phận nghèo và đa số dân khá lạc hậu ở Ghana, Châu Phi, vì lợi ích chung đã chia sẻ với giáo dân trong thánh lễ Chúa nhật tại nhà thờ Chánh Tòa Tamale những ý sau.

Sau khi chia sẻ vài ý từ bài Tin Mừng và các bài đọc, ngài chuyển sang nói về đời sống Thánh Hiến. Ngài đề cập đến các hoạt động của các tu sĩ, sự dấn thân cao cả của họ, kế đó ngài nói Chúa kêu gọi bạn bất cứ lúc nào. Hãy quảng đại bước theo tiếng Ngài gọi. Có thể bà con sẽ bị shock khi nghe tôi nói những điều tôi sắp nói đây.

Sunday, 12 April 2015

God wants to see and save sinners in their naked state

                                                                   
Octave Easter 2015 – CFC – Tamale, Ghana.
(Acts 4,13-21; Mk 16,9-15)
Intro: To be honest, I’m feeling nervous for you are all my English teachers. Therefore, I need this one, lectern? Otherwise, I will fall down. Anyway, we thank God because the Priests are not here.
And, I think some of you are still tired after a long journey. So you can sleep, I will say the homily to myself.
Ok, I’m going to look at only one reading, the first. And, I want to focus on one character, St. Peter. Someone was asking me what I was thinking about St. Peter. I told him that he was hopeless… before the Resurrection. Am I right?

Sunday, 5 April 2015

Belief and Transformation


                                                                   (Easter Homily at the House of Philosophy)
I always find difficult to preach in Easter season for the Gospel texts about the risen Lord repeat many times and the details are not many. Moreover, most of them are not convincing evidences. Let’s take a look at today’s Gospel. Mary of Magdala went to the tomb and found it empty. Immediately, the idea that somebody had taken the body away came up in her mind and she came running to Peter and John with the hope that they could find out the body. And when the two disciples came to the tomb, what did they find? Only the clothes and one of them was rolled up. That’s all. Can they become convincing evidence? I don’t think so.

Thursday, 12 March 2015

What kind of order is that?

First reading of thurday of the thirth week of lent

27 "You shall speak all these words to them, but they will not listen to you; and you shall call to them, but they will not answer you. 28"You shall say to them, 'This is the nation that did not obey the voice of the LORD their God or accept correction; truth has perished and has been cut off from their mouth (Gr 7, 27-28).
An SVD missionary was sent to Europe for first assignment. After one year, he wanted to kill himself. He prepared a rope in his room and was about to hang himself many times. Why?

Sunday, 8 March 2015

NHÂN NGÀY CỦA MỘT NỮA THẾ GIỚI


Chúc vẻ đẹp của nữa thế giới đủ sức biến cả thế gian thành thiên đường!

Man makes house, woman makes home! Happy women's day!
You are as sweet inside as out. Hoping your day is as sweet as you are.

Ngẫu hứng



- Dư luận la con dao hai lưỡi mà k có cán. Đụng là đứt tay. Cứ để người đời chuyền tay, có ngày máu chảy.
- Nó cũng như con chó điên chạy rong. Đụng là bị cắn. Cứ để nó chạy, riết rồi mệt, đói và chết!

Friday, 6 March 2015

25 years ago

- Ở Việt Nam có xe như vầy k cha?
- Có.
- Ồ, vậy Việt Nam cũng nghèo như Gha-na?
- Ừ, 25 năm trước.
- Cha nói j vậy.
- Minh từng thấy xe như thế này 25 năm trước.
- Cha xóc họng con.

Friday, 27 February 2015

Ý Nghĩa Đơn Sơ về MÙA CHAY & ĂN CHAY


LENT (Mùa Chay) có nghĩa là:
L - Leave - từ bỏ
E - Every - mọi
N - Negative - tiêu cực
T - Thing - thứ

TỪ BỎ MỌI LỜI NÓI và VIỆC LÀM TIÊU CỰC!

God accepts u d way u r but He loves u 2 much 2 leave u that way. Make firm decision n return 2 Him. God bless you! (Tiếng Anh tuổi teen).

Chúa yêu bạn dù bạn là ai, nhưng Ngài yêu bạn nhiều đến nỗi không nỡ để bạn hư mất. Hãy quyết tâm trở về với Ngài. Xin Chúa chúc lành cho bạn.


Wednesday, 11 February 2015

TẾT đến nói CHUYỆN ĂN

Bữa ăn trong văn hoá Việt Nam không đơn thuần là thoả mãn nhu cầu sinh tồn của con người nhưng còn thể hiện một nét văn hoá đặc biệt.
(Dâng lễ ngồi tại xứ cũ của cha Trương Bữu Diệp, ở Cawmpuchia 2014)

Bữa cơm gia đình thường được dọn trên một cái mâm nhỏ, hình tròn, mọi người ngồi quây quần rất ấm cúng. Xung quanh mâm cơm không có kiểu ngồi theo lớp lang hay có một vị trí độc tôn mà chỉ có một vị trí đặc biệt đi kèm với một nhiệm vụ đó là

Nét đặc biệt trong kiến trúc nhà cửa theo văn hóa Việt Nam

(Tài liệu tham khảo: Thiện Cẩm, Tiếng hát mỗi dòng sông, (2003). Toan Ánh, Con người Việt Nam, (NXB Trẻ, HCM: 2005).)
Theo nghĩa thông thường, nhà ở là nơi trú ngụ của một gia đình, tuy nhiên, trong văn hoá Việt Nam, chữ “nhà” còn mang một ý nghĩa đặc biệt. Vợ chồng thường gọi nhau là “nhà tôi.” Vậy thì, “nhà” còn có nghĩa là con người. Có lẽ vì thế mà lối kiến trúc nhà ở của người Việt Nam rất gần gủi với con người, có kích thước vừa tầm với con người.
(Hình: danviet.vn)

Saturday, 7 February 2015

Thư thăm và tóm tắt tình hình tại Ghana


Kính thưa Quý Cha, Quý Thầy cùng anh em,

Trước hết con xin lỗi vì trong thời gian Noel và năm mới con đã không thể gửi thư chúc mừng được. Con chuyển nơi ở và bận mục vụ ở vùng biên giới trong những ngày đó. Con ước mong và cầu chúc Quý Cha, Quý Thầy cùng anh em luôn an mạnh và tràn đầy ơn thánh. Con cũng xin được chúc mừng nhà dòng, vì sau những cố gắng miệt mài của nhiều cha và thầy, đã lấy lại được mảnh đất tại đường Võ Thị Sáu và đã góp một tiếng nói đấu tranh cho công lý.
Trong tâm tình chia sẻ con xin trình bày đôi điều tóm gọn về tỉnh dòng, đất nước và con người Ghana để Quý Cha, Quý Thầy cầu nguyện và anh em nào có hứng thú thì có chút ý niệm khi làm đơn xin bài sai.
1.    Bản thân và tiến trình tiếp nhận các nhà truyền giáo
Con ở đây vẫn luôn khỏe và bình an. Con vừa kết thúc 5 tháng học tiếng Anh tại Trung Tâm Ngôn Ngữ ở miền Nam Trung Bộ, và vừa được đưa tới Học Viện Triết ở Miền Bắc để thực hành ngôn ngữ thêm và cũng để có thêm sự hiện diện nhằm quốc tế hóa cộng đoàn đào tạo. (Thời gian học và thực hành dài ngắn tùy người học). Tiếp đến, con sẽ tham gia khóa “Nghịch – Giao Văn Hóa”, ‘Phương ngữ sơ lược’ dành cho các nhà truyền giáo mới tới trong vòng một tháng và học lái xe rồi mới chính thức nhận bài sai.

Sunday, 1 February 2015

The Suitcase in the hand of God - HÀNH TRANG về CÕI SAU


(LEAVE A COMMENT)



The Suitcase in the hand of God
A man died, when he realized it, he saw God coming closer with a suitcase in his hand.
Khi nhận ra mình đã chết, người thanh niên nọ thấy Chúa tiến đến với túi hành lý trên tay.
- God said: Alright son its time to go.
Ngài nói: Đến lúc phải đi rồi con trai.
– surprised the man responded: Now? So soon? I had a lot of plans…
Quá bỡ ngỡ, anh chàng đáp: Bây giờ sao? Có sớm quá không? Con còn có nhiều kế hoạch…
– I’m sorry but its time to go.

Sunday, 18 January 2015

ĐGH Phaxico bất ngờ thay đổi lịch trình, ghé thăm trẻ em đường phố tại Manila.

Nơi nào có tình yêu, nơi đó trật tự sẽ bị đảo lộn! 

Tình yêu thường không hoàn toàn 'vâng lời' những lịch trình được vạch sẵn!



"Giáo hoàng đã bất ngờ thay đổi lịch trình, ghé lại một trung tâm trẻ em đường phố ở Manila, sau khi cử hành thánh lễ tại thủ đô Phi Luật Tân này. Phát ngôn viên Vatican, cha Federico Lombardi, xác nhận Giáo hoàng đã viếng thăm một nhà trẻ em đường phố, được điều hành bởi tổ chức từ thiện ANAK-Tnk.  Cha Lombardi cho biết giáo hoàng đã dành nửa giờ ở cùng khoảng 320 trẻ em, và được các em chào đón bằng các bài hát và múa.
ANAK-Tnk đã mở chiến dịch ‘Ngay cả chúng con?’ hồi cuối tháng 9 vừa qua để mong giáo hoàng đến viếng thăm nhà mình.  Hồng y Luis Antonio Tagle, tổng giám mục Manila, đã đem 1000 lá thư của các em, thêm một đoạn băng về cuộc sống của trẻ em đường phố, gởi đến Giáo hoàng Phanxicô ở Roma hồi tháng 10 năm ngoái.
Sau khi đến thăm các em, giáo hoàng Phanxicô ăn trưa tại tòa sứ thần tòa thánh Manila."
Theo bước chân Phanxico"
Trích lại từ: http://www.continchuaoi.com/2015/01/giao-hoang-phanxico-co-chuyen-vieng.html 

Thursday, 8 January 2015

Cháy & Chạy - Hạnh phúc là cái nỗi gì?



-        Sao bữa nay cha trả lời kiểu nhát gừng vậy? Trời nóng quá chứ gì?
-       Lạnh teo luôn đây chứ nóng gì!
-        Hâm hẫm kiểu này đi tu phải rồi.
-        Có cần nói toạc ‘móng lợn’ ra vậy không giời.
-        Không đúng vậy sao? Hôm qua hỏi thì bảo ‘nóng quá, cháy hết rồi’. Hôm nay lại nói ‘lạnh teo luôn…’. Không hâm hẫm thì cũng thiếu chút bình thường, chứ ngô khoai gì vào đây nữa.
-        Thưa bạn hiền, bần tăng đi tu chỉ biết nói sự thật, dù lắm lúc nó phủ phàng. Hôm qua bạn hỏi trúng buổi chiều, trời nóng như thiêu, lửa từ thảo nguyên cháy về đớp mất mấy chục căn nhà, nên thưa ‘nóng quá, cháy hết rồi’. Hôm nay bạn hỏi nhằm buổi sáng,

Tuesday, 6 January 2015

Bé 7 tuổi thoát chết trong tai nạn máy bay tự đi tìm giúp đỡ

(Bài học lớn cho cha mẹ và thầy cô Việt)


(Phi cơ Piper PA-34. Ảnh: Wikipedia.)

Một máy bay cỡ nhỏ hôm qua rơi ở bang Kentucky, Mỹ, làm 4 người thiệt mạng. Bé gái 7 tuổi may mắn sống sót đã tự đi báo tin vụ tai nạn cho người dân địa phương.


Chiếc phi cơ cỡ nhỏ Piper PA-34 có vấn đề ở động cơ và mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu vào khoảng 17h55 khi đang bay qua miền tây nam bang Kentucky, 

Friday, 2 January 2015

Kinh nghiệm đón năm mới ở vùng biên

Hôm trước: 

- xứ cha có mấy giáo điểm?
25
- Xa không? 

15 căn bệnh trầm kha nơi giáo sỹ (Phanxico)



Sáng hôm qua 22.12 tại Hội trường Clementê ở Vatican, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ thường niên với giáo triều Rôma để ôn lại hoạt động trong năm qua cũng như gởi lời chúc mừng Giáng sinh đến các thành viên trong Giáo triều gồm các Giám mục và linh mục phụ trách cho các Thánh bộ, Văn phòng, tòa án… ĐTC nói: “Dịp này là cơ hội để chúng ta cùng suy nghĩ về hoạt động của Giáo Triều Rôma như một mô hình thu nhỏ của Giáo Hội. Giáo triều như một cơ thể mà  chúng ta cùng nhau nghiêm túc kiểm điểm mỗi ngày, nhờ vậy cơ  thể được sống động hơn, khỏe mạnh hơn, hài hòa hơn và đoàn kết hơn với Thân Mình của Chúa Kitô”.

“Tự thân Giáo triều luôn đòi buộc mình phát triển trong sự hiệp nhất, thánh thiện, khôn ngoan để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, như bất kỳ cơ thể nào, nó cũng mang những chứng bệnh, rủi ro và thương tật. … Tôi muốn đề cập đến một số chứng bệnh mà chúng ta gặp phải thường xuyên nhất trong đời sống Giáo Triều. Đó là những căn bệnh và những cám dỗ làm suy yếu việc phục vụ của chúng ta cho Thiên Chúa. Hôm nay tất cả chúng ta được mời gọi hiện diện nơi đây để kiểm điểm lương tâm mình hầu xứng đáng mừng lễ Giáng Sinh”. Sau đây là 15 căn bệnh mà ĐTC đã liệt kê ra:


1. Bệnh tưởng mình là “bất diệt”, “miễn nhiễm” hay “rất cần thiết”. Chính ảo tưởng như vậy làm và lơ việc kiểm điểm mỗi ngày. Một giáo triều không biết kiểm điểm, không canh tân, không tìm cách cải tiến, thì đó là một cơ thể đau yếu. Khi viếng nghĩa trang giúp chúng ta nhìn thấy tên của những người mà chúng ta từng nghĩ họ là ‘bất tử’, ‘miễn nhiễm’,