Sunday, 22 December 2013

lỡ rồi


“Lỡ rồi”

                             (Giới trẻ Nguồn Son đang chơi trò chơi "Lỡ rồi")
 
Khi biết mình có thai, em nghĩ ngay đến người cha thứ nhất, là người cha của đứa con mình đang mang trong bụng, là người mình đem lòng thương mến và cũng đã thương mến mình. Tuy nhiên, tất cả những gì cô nhận được là một mớ lý do: “anh nghề nghiệp chưa tới đâu, với lại gia đình anh gia giáo, đã mấy đời làm trùm xứ, anh

Wednesday, 18 December 2013

Tĩnh tâm gt Gxứ Tân Phước: TC MUỐN CỨU TÔI TRONG SỰ TRẦN TRUỒNG CỦA TÔI


            Các bạn trẻ thân mến,

Gần đây nạn quấy rối tình dục đã lan tràn và gây chấn động mạnh ở nhiều nơi. Trước tình cảnh đó, đã có nhiều sáng kiến được đề nghị. Sau vụ một nữ sinh bị hãm hiếp tập thể trên xe buýt, phụ nữ Ấn Độ được khuyến cáo không để chân trần hoặc mặc váy ngắn ra đường. Trước xu hướng ngày càng nhiều học sinh mặc váy ngắn đến trường, một cuộc biểu tình kêu gọi nữ sinh nên mặc váy quá đầu gối đến trường và nơi công cộng đã được tổ chức ở Cămpuchia. Vài năm gần đây, phụ nữ Việt Nam có sáng kiến dùng một cái váy dài che cái váy ngắn khi mặc váy ra đường.

            Có một nghịch lý ở đây là, người phụ nữ vừa muốn người khác nhìn mình với ánh mắt ‘trầm trồ’ nhưng lại cảm thấy xấu hỗ trước những cái nhìn thèm muốn của người khác. Ai cũng muốn phô diễn vẻ đẹp trời phú trước người khác, nhưng

Tuesday, 17 December 2013

Học biết lắng nghe và thấu cảm

                  Con người là một hữu thể tương quan, và nhu cầu thâm sâu nhất của con người là yêu và được yêu, hiểu biết và được hiểu biết. Để nhu cầu đó được đáp ứng một cách thỏa đáng cần có sự chia sẻ và cảm thông chân thành giữa người với người. Sự chia sẻ đúng nghĩa phải là lời bày tỏ tâm tư chân thành từ tận đáy lòng. Đây chính là lúc ta mở lòng ra với người khác để cùng cảm thông chia sẻ. Vì lời chia sẻ phát xuất từ con tim nên cần được lắng nghe bằng cả tấm lòng.

Wednesday, 4 December 2013

Bí tích Thánh Thể và việc rửa chân cho nhau

Hôm nay là ngày lạ thường. Lạ thường nhưng không bất thường. Lạ thường nhưng rất ấm cúng, đầy tình nghĩa gia đình, tình thầy trò, tình anh em.

Sunday, 24 November 2013

TẠI SAO NGƯỜI TRỘM LÀNH ĐƯỢC CỨU CÁCH QUÁ DỄ DÀNG?

Có thể nói được làm vua là một vinh dự lớn lao nhất ở trần gian này, vì chưng, với chức vụ này, người ta được gọi là thiên tử, là con trời hay là ông trời con. Với vị thế này, người ta được tiền hô hậu ủng, được cung phụng hết mực. Không có thứ quý giá, tốtđẹp nào mà người ta không muốn dâng cho vua. Quá vinh dự và sung sướng!

Thế nhưng, có một vị vua không giống bất cứ vị vua nào ở trần gian này. Ngay lúc đăng quang, Ngài không nhận được một vinh dự hay sự ưu đãi nào. Thay vì mặc cẩm bào, ngài trần trụi nhơ nhuốc.
 


Thursday, 21 November 2013

Chuyện ĐGM Fulton và Cô tiếp viên xinh đẹp


Đầu tháng 10 năm 1962, chiếc phi cơ hàng không Panam (Mỹ), chở mấy trăm Giám mục người Mỹ đi họp Công Đồng chung Vatican II. Trong hai cô tiếp viên hàng không phục vụ hành khách, có một cô kiều diễm tuyệt vời. Đức Cha Fulton Sheen, Tổng Giám Mục giáo phận New York đồng thời là một nhà văn và một nhà hùng biện nổi tiếng Nước Mỹ, đã lưu ý đến sắc đẹp của cô tiếp viên nầy.

Tuesday, 29 October 2013

TỈNH DÒNG GHANA

Tổng quan về đất nước và tình dòng Ngôi Lời Ghana 





                        (Số liệu chung về đất nước Ghana)

 

  • Ngôn ngữ chính: Tiếng Anh
  • Thị thực: Từ 2010 chính phủ đã cho phép tỉnh dòng SVD quyền cấp visa, do đó, việc làm visa của các nhà truyền giáo được tiến hành cách trực tiếp (không qua sự điều hành của giáo hội địa phương).

  1. Bối cảnh văn hóa

Người Ghana thuộc một gia đình bộ lạc Phi Châu lớn, nhưng có nhiều nhánh khác nhau, do đó, có ít nhất 75 ngôn ngữ ở đất nước này. Hai bộ lạc lớn nhất là Akan và Ewe. Điều này chứng tỏ sự đa dạng trong đặc tính bộ lạc nhưng cũng cho thấy một sự cản trở do sự chia rẻ sắc dân từ khi Ghana dành độc lập từ tay thực dân Anh năm 1957.

Monday, 28 October 2013

LỊCH SỬ ĐỨC MẸ DÒNG SÔNG MÊ KÔNG



“Hương lành đồn xa”
Nhiều người truyền tai nhau: “Có một bà được vớt từ dòng sông Me-Kong lên rất linh thiêng, bất cứ ai đến xin ơn gì, bà ấy cũng ban cho”. Bà ấy là ai? Tại sao được vớt từ dòng sông Mê Kông lên? Những dòng chữ dưới đây có thể giúp giải đáp một vài thắc mắc về người nữ kỳ lạ này.

Friday, 25 October 2013

Cầu nguyện với tâm tình nhà khoa học

                                                                                                    Luis Pasteur và Ampère cn ntn?

Nhà bác học Ampère.
Con người chỉ vĩ đại khi cầu nguyện
 
Federic Ozanam, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Giáo Hội Pháp vào cuối thế kỷ19 đã trải qua một cơn khủng hoảng Đức Tin trầm trọng lúc còn là một sinh viênđại học.

Một hôm, để tìm một chút thanh thản cho tâm hồn, anh bước vào một ngôi thánh đường cổ ở Paris. Đứng cuối Nhà Thờ, anh nhìn thấy một bóng đen đang quỳ

CẦU NGUYỆN SAO CHO ĐẸP LÒNG CHÚA?



Không cần lùng kiếm khắp đàn chiên, không cần trang bị cả đoàn tàu, cũng chẳng cần vượt biển đến những vùng xa xôi để mang hương liệu về. Hãy tìm của lễ đẹp ý Chúa ngay trong lòng bạn.

Wednesday, 23 October 2013

MỘT KỶ NGUYÊN MỚI Ở AFRAM (PHI CHÂU)

                                                                                                       (petloan dịch)
 

“Những điều tai nghe mắt thấy”

 

Thông tri đến tất cả các anh em ở Afram sau chuyến tổng kinh lý năm 2007 của Tổng Quyền dòng Truyền Giáo Ngôi Lời

 

Anh em thân mến,

 

Trong những cuộc họp vào tháng giêng năm 2008, chúng tôi đã nhìn lại chuyến kinh lý các tỉnh dòng, miền dòng và giáo điểm ở Afram. Trong bức thông tri này chúng tôi muốn chia sẽ với anh em một vài suy tư về chuyến kinh lý. Trước hết chúng tôi muốn chia vui cùng anh em niềm vui về một miền đất mới ở Afram, một miền đất được đánh dấu bởi sự trưởng thành (coming of age) và sự tự tin đang lớn dần của các cộng đoàn và công tác mục vụ truyền giáo trong vùng. Số thành viên trong vùng, đặc biệt là các anh em bản xứ tiếp tục tăng, và điều này đã cho phép chúng ta thực hiện những sáng kiến mới ở Chad và Nam Phi, cũng như tiếp tục đón nhận trách nhiệm mới ở các quốc gia, vùng và tỉnh dòng chúng ta đang làm việc. Togô / Benin sẽ sớm lên tỉnh dòng, và Zimbabwe thành điểm truyền giáo độc lập.

 

Saturday, 19 October 2013

Giảng lễ Tạ Ơn

 



Hôm nay là khánh nhật truyền giáo và là lễ tạ ơn của một nhà truyền giáo, cho nên ta có lý do để nói về truyền giáo. Mà nói về truyền giáo thì không thể không nói đến lệnh truyền truyền giáo“Làm sao mà truyền giáo, nếu không được sai đi?” (Rm 10,15). Do đó, xin cộngđoàn cùng nhìn lại một số lệnh truyền truyền giáo hay một số lần sai đi của Đức Giêsu, xem có gì hấp dẫn, đặc biệt khôngvà đi theo những lệnh truyền đó thì được gì – mất gì?

1. Một tương lai “lỏng lẻo”

Một lần kia, sau khi nghe Đức Giêsu giảng, một chàng thanh niên trẻ, có lẽ trẻ hơn cha Long, lon ton chạy theo Đức Giêsu vừa thở hỗn hển vừa thưa: “Thầy! Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo!” Theo lẽ thường,

Wednesday, 16 October 2013

Bác ái là luật của mọi luật (thứ tư sau cn 28 TNC: Lc 11, 42-46)


            “Khốn cho các ngươi, hỡi những người biệt phái! Vì các người nộp thuế thập phân, bạc hà, vân hương và các thứ rau, mà lại bỏ qua đức công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa.”

 Xin cho con biết soi gương cuộc đời để nhận ra những bất toàn yếu đuối, những chểnh mảng thiếu sót, những lỗi lầm bê bối của con, hầu chú tâm thi hành luật bác ái yêu thương thay vì chỉ biết chăm chú giữ cho đúng những thứ luật lệ, hay những thói quen cố hữu.

 

"Ngôn hành bất nhất" (thứ tư sau cn 28 TNC: Lc 11, 42-46)


            Chuyện kể về một nhà truyền giáo trẻ gặp một thợ đốn củi trong một khu rừng.  “Quả là cơ hội quý đem người này về với Chúa Kitô,” nhà truyền giáo nghĩ trong đầu như vậy khi biết rằng người đốn củi nọ chưa hề nghe nói về Chúa Kitô.

            Suốt ngày khi người nọ đốn củi, vác ra xe rồi trở lại đốn tiếp, nhà truyền giáo trẻ hỏi, “Sao Ông đã sẵn sàng đón nhận Chúa Kitô chưa?”
            “Tôi không biết,” người đốn củi trả lời.  “Suốt ngày Anh nói với Tôi về Chúa Kitô là người vác đỡ gánh nặng của chúng ta, tuy nhiên Anh chẳng bao giờ vác đỡ gánh nặng của Tôi.”

           Lạy Chúa, đã bao lần con chất ghánh nặng lên vai người khác bằng cách khuyên họ phải làm thế này, thế khác, tuy nhiên, chính con lại bỏ bê bổn phận của mình. Xin cho con biết chú tâm thi hành luật Chúa, thay vì chỉ biết rêu rao những kiến thức nhỏ bé con thủ đắc được nơi khuôn viên hạn hẹp của mái trường học viện.

Sunday, 13 October 2013

Thánh Callistô I, giáo hoàng, tử đạo

                                                    (Trích "Các Thánh dành cho Bạn Trẻ" của SUSAN HELEN WALLACE, FSP)
 

Vị thánh giáo hoàng vĩ đại này sống vào nửa đầu thế kỷ thứ 3. Hồi trẻ, thánh nhân đã có lần là một nô lệ ở Rôma và gặp rắc rối nghiêm trọng. Người chủ của Callistô trao cho ngài công việc trông coi một ngân hàng. Không hiểu sao Callistô lại làm mất hết số tiền của ngân hàng này. Sợ hãi, Callistô đã bỏ chạy xa khỏi thành Rôma. Nhưng ngài đã bị bắt sau khi nhảy xuống biển tìm đường tẩu thoát. Người ta phạt Callistô bằng cách trói ngài lại và bắt phải làm việc cực nhọc trong một nhà máy xay.

Saturday, 12 October 2013

TÂM TƯ ĐẦU ĐỜI LINH MỤC


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan

Ðức Giêsu biết rằng: Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa, (4) nên trong bữa ăn tối, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. (5) Rồi Ðức Giêsu đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau.

 (12) Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Ðức Giêsu mặc áo vào, về chỗ và nói: "Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? (13) Anh em gọi Thầy là 'Thầy', là 'Chúa', điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. (14) Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. (15) Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em. (Ga 13).

Kính thưa...

Trong thánh lễ tạ ơn linh mục của người anh em chúng con hôm nay, con không muốn dùng những ngôn từ thật hùng hồn, đao to búa lớn để ca tụng thiên chức linh mục mà chúng con vừa lãnh nhận. Con chỉ muốn dâng lên TC những tâm tư sâu lắng phát xuất từ tận đáy lòng của những con người đang đứng trước ngưỡng cửa của một chặng đường mới đầy gian nan. Xin cộng đoàn cùng hợp ý với chúng con.

Thursday, 26 September 2013

WARM HEART - Lựa lời mà nói cho ấm lòng nhau

 It hurts to love someone and not be loved in return, but what is more painful is to love someone and never find the courage to let that person know how you feel.
***

Maybe God wants us to meet a few wrong people before meeting the right one so that when we finally meet the right person, we will know how to be grateful for that gift.
***

Saturday, 24 August 2013

LINH MỤC, NGƯỜI LÀ AI? (st). Hay!


(Chia sẻ của Lm. Giuse Võ Công Tiến, GX Bưng Kè, GP Bà Rịa- Vũng Tàu)
Tin Mừng Lc 5,1-11

Một hôm, đám đông chen lấn nhau đến sát bên Người để nghe Lời Thiên Chúa, mà người thì đang đứng bên bờ hồ Ghen-nê-xa-rét. Người thấy hai chiếc thuyền đậu dọc bờ hồ, còn những người đánh cá thì đã ra khỏi thuyền và đang giặt lưới.

Nghe mà ... sợ, xin mọi người cầu nguyện cho

Sunday, 11 August 2013

Tĩnh thức là cái "..." gì?


Ở một vùng xa xôi hẻo lánh kia, có một họ đạo nhỏ bé tọa lạc bên sườn núi, đã lâu lắm họ không có linh mục lui tới dâng lễ và chia sẻ Lời Chúa. Những người đạo đức ở đó băn khoăn không biết phải sống đạo thế nào cho đẹp lòng Chúa, vì chưng đời sống vật chất thì ngày càng sung túc, mà đời sống đạo cứ mai một dần. Họ liền tổ chức một buổi cầu nguyện để xin ý Chúa. Họ xin rằng: xin Chúa cho chúng con một dấu chỉ để chúng con sống đạo. Sau một buổi tối cầu nguyện sốt sắng và một đêm bình an. Họ đến nhà nguyện,

Saturday, 10 August 2013

một số nơi NGƯỜI THANH HÓA BỊ KỲ THỊ nhưng ...

 (Đây đó chúng ta thấy người Nghệ An, Vinh, Thanh Hóa, ... bị kỳ thị, loại trừ. Tuy nhiên, sự kiện sau một lần nữa mời gọi những người thích dán nhãn cho người khác suy nghĩ!"


Di ảnh anh Hiệp.

Friday, 9 August 2013

Người Phụ Nữ vớt xác từ năm 18 tuổi


Câu chuyện về người phụ nữ từng tham gia vớt hơn 500 xác chết trong vòng 40 năm đã làm nhiều người bị "sốc". Ít ai hình dung ra người phụ nữ "chân yếu tay mềm" ấy lại làm được một điều đáng kinh ngạc.






Người phụ nữ ấy là bà Nguyễn Thị Nguyệt ở khối 1 thị trấn Xuân An, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Chúng tôi đến nhà bà giữa lúc trời đổ mưa, từng cơn gió thổi rít lên mang theo hơi lạnh từ dòng sông Lam thỉnh thoảng lại ùa vào, làm căn nhà nằm cheo leo bên dòng sông trở nên lạnh lẽo hơn. Trong căn nhà đơn sơ ấy, bà Nguyệt và các con cháu đang đốt lửa sưởi ấm.

Saturday, 3 August 2013

Anh vui không vì T đã chọn một lối đi khác?


Anh!
Sáng nay chị T chào cộng đoàn về nhà. Đây là kết quả của những ngày trăn trở và suy nghĩ như có lần chị đã tâm sự với em.
Em thấy tiếc một ơn gọi, nhưng không níu kéo được vì tự biết có níu kéo cũng chẳng được. Ơn gọi hệ tại ở tự do và bình an tâm hồn mà

Friday, 2 August 2013

Hôm wa em làm j ?


                                                                                                       

           Hôm kia tám chuyện với em qua cell phone, tôi vui miệng hỏi: Hôm qua em làm gì? Em trả lời: – Giữ trẻ. Tôi tiếp: Hôm nay? – Giữ trẻ. Ngày mai? – Giữ trẻ. Ngày mốt? – Giữ trẻ. Hứng chí, tôi tiếp: Năm sau làm gì? – Vào nhà tập. Năm tới? – Giữ trẻ. Năm tới nữa?

Thursday, 1 August 2013

NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ TIỀN BẠC VẬT CHẤT

THAM LAM MÀ CHẾT Có một vị lãnh chúa rất giàu có, gia sản ruộng vườn bao la. Gần nơi ông đang ở có một người nông dân nghèo nhưng lòng đầy tham lam. Ngày nọ, vị lãnh chúa nói với người nông dân: "Tôi sẽ cho anh tất cả những phần đất nào mà anh có thể chạy bao quanh, tính từ khi mặt trời bắt đầu mọc cho đến khi mặt trời lặn.

Saturday, 27 July 2013

Abba! Cha ơi! Cha nhân từ hơn con!

Một trong những cuốn sách bán chạy nhất ở Mỹ, Úc và một số nước phát triển khác, là cuốn “Chúa ơi, Anna đây”. Cuốn sách đó kể lại câu chuyện một cô bé tên là Anna. “Một hôm cô bé nói với bạn: “Mình không đi học giáo lý nữa đâu! Ở đó, thầy cô cứ nhốt TC vào trong những cái hộp nhỏ xíu à! TC thì không bé như thế đâu.””

Saturday, 13 July 2013

ĐƯỢC PHẦN TA XÓT XA MẶC NGƯỜI?


           Trong một thời gian dài, đường hướng giáo dục của Việt Nam chúng ta bị coi là quá nặng lý thuyết, xa rời thực tế. Do đó, gần đây, trong chương trình giáo dục, đặc biệt qua các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, tuyển sinh vào lớp 10 và đại học, những chủ đề thiết thực với cuộc sống được quan tâm nhiều hơn. Đề thi khối C vừa rồi có câu: Hãy phân tích mặt tích cực và tiêu cực của câu tục ngữ “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Thiết nghĩ mặt tích cực có lẽ chẳng có gì đáng nói, còn mặt tiêu cực thì quá nhiều thứ để nói. Ăn cổ thì nhớ đi sớm để ăn được phần ngon, chỗ ngồi tốt, còn lội nước thì chớ dại đi đầu, lỡ bị nước cuốn trôi hay sập hầm thì bỏ mạng. Câu tục ngữ trên thể hiện một quan niệm sống theo chủ nghĩa Mắc-kê-nô (mặc kệ nó).  Sống chết mặc bây tiền thầy bỏ túi. Được phần ta xót xa mặc người.

Saturday, 6 July 2013

Ý TƯỞNG CHO BÀI GIẢNG CN XIV TNC (THIEU NHI)

TM tuần trước nói gì? “Con Người k có chỗ tựa đầu”
Có ai theo k? >72 ng. Ngày nay: chuyện đuổi theo máy bay.
Tuần này? Mang gì không? Có: BÌNH AN

Saturday, 29 June 2013

“Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo”

Ông thầy nào chẳng muốn mình có nhiều học trò, vị sư phụ nào chẳng muốn có nhiều đệ tử tòng sư học đạo. Hầu hết người ta tìm cách tự giới thiệu quảng cáo mình cho thật hay, thật ấn tượng. Thế mà có một vị thầy đã ứng xử khác người, ngược đời. Giảng dạy được một thời gian ngắn, có lắm kẻ phản đối nhưng cũng có một số người muốn theo, một trong số họ đã can đảm nói lên suy nghĩ của mình: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo”.

Saturday, 25 May 2013

HỘI NHẬP VĂN HÓA TIN MỪNG TẠI VIỆT NAM


SỰ THẬT LỊCH SỬ VÀ HƯỚNG ĐI
Pet, SVD
            Người ta nói rằng sửa lại một đầu tóc cắt vụng còn tốn công hơn là cắt một đầu tóc mới. Việc hội nhập văn hóa Tin Mừng tại Việt Nam cũng sẽ tốn công vì sự vụng về của tiền nhân. Rõ là chúng ta phải biết ơn hàng hàng lớp lớp các nhà truyền giáo đã hy sinh, bỏ công, bỏ cả mạng để mang hạt giống Tin Mừng đến gieo trên đất Việt. Nếu không có các ngài chắc giờ này chúng ta chưa một lần nghe đến từ Tin Mừng, chứ nói gì đến nội dung Tin Mừng. Tuy vậy, vai trò lịch sử của các ngài đã xong, nhiệm vụ của chúng ta lúc này là xây dựng một kế hoạch hội nhập trên cơ sở sự thật lịch sử đó.

Thursday, 23 May 2013

Nick Vujicic Chào Việt Nam (chàng trai không tay không chân trong buổi giao lưu đầu tiên tại Việt Nam)

Life & Happiness (Danh ngôn sưu tầm về hạnh phúc và cuộc sống)



All animals except man know that the ultimate of life is to enjoy it.
Life is not lost by dying; life is lost minute by minute, day by dragging
day, in all the thousand small uncaring ways

Too much credit is given to the end result. The true lesson is in the struggle that takes place between the dream and reality. That struggle is a thing called life!

Life is a tragedy for those who feel, and a comedy for those who think

Decay is inherent in all compounded things.Strive on with diligence ( Budha)

Thursday, 16 May 2013

BỎ BÓNG ĐÁ NGƯỜI

Phân biệt "con người" và sự việc, một việc đương nhiên ở Phương Tây, lại là một lý tưởng mà Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng cần nỗ lực đeo đuổi. Xin đăng lên đây bài viết phân tích về hiện trạng này nhân nói về câu chuyện liên quan đến Bầu Đức. (Pet)


Câu chuyện tưởng đã tạm lắng sau khi ông Alan Phan chấp nhận tranh luận với Hiệp hội BĐS Hà Nội thì mới đây nhất, chiều 5/4, ông chủ HAGL Đoàn Nguyên Đức, đồng thời cũng là một doanh nhân kinh doanh BĐS nổi tiếng lên tiếng phản kích với mũi nhọn là ông Alan Phan.

Saturday, 4 May 2013

SỢ CHÚA 'BỎ TRỐN'

CGS và môn đệ đang làm gì? Tiệc ly.
Tiệc ly là tiệc gì? Chia tay!
Chuyện “Sợ cha mẹ bỏ trốn”

Friday, 3 May 2013

Hiu hiu gió bấc (truyện ngắn)



Nguyễn Ngọc Tư
Ở cái xóm nhỏ ven thành phố này, người ta nhắc tới anh Hết còn nhiều hơn chủ tịch tỉnh đi họp. Ðứa nào hỗn hào, lười biếng, má nó biểu: "Lại coi thằng Hết kìa! Ba mươi mấy tuổi đầu rồi, ngày đi làm thuê, làm mướn, không có chuyện gì nó chê, chiều về lụi hụi chui vô bếp nấu cơm, giặt giũ cho cha già, hiếu thảo thấy mà thương". Ai mê vợ bé, mê chơi đề, đá gà, họ lườm lườm: "Mê gì như thằng Hết mê cờ". Nên nghe râm ran chị Hảo để lòng thương anh, má chị kêu trời: "Bộ hết người rồi sao, con. Cái thằng mê cờ tới mất vợ, không sợ?". Không, chị Hảo nghiêm nghị, cờ tướng là loại cờ tao nhã chỉ dành cho quân tử, có gì mà sợ. Mê rượu, mê gái mới ghê. Chỉ sợ người ta không thương mình. Má chị định càm ràm nữa, thì chị đã quay lưng ra quán mất rồi.

Saturday, 27 April 2013

ye^u nhu? Tha^y da Ye^u

Khi biết mình sắp phải rời xa các môn đệ để đi chịu khổ nạn, Đức Giêsu đã nói những lời sau như những lời từ biệt cuối cùng, Ngài nói: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau, hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.” Thực ra, điều răn yêu thương đã có trong Cựu Ước, trong sách Lêvi, rồi cũng đã được nói trong Tin Mừng Nhất Lãm, vậy điều răn này mới ở chỗ nào?

yêu sao cho đúng?

một lời chứng và một nhân chứng

Những thảm án cuồng yêu liên tiếp trong  nhung ngay qua khiến dư luận bàng hoàng:

Chiều 13/4, xảy ra vụ chém người yêu. Ghen tỵ vì người yêu có bạn trai mới, Đặng Văn Khuyến (28 tuổi) sinh lòng thù hận, cầm mã tấu chặn đường chị Lê Thị Thúy Hằng (24 tuổi). Quá hoảng sợ, nạn nhân chạy vào quán cơm nằm sát đường nhưng vẫn bị đuổi theo và chém gục.
Vào khoảng 17h ngày 20/4 xã Hiệp Hòa, Kinh Môn, Hải Dương, chị Vũ Thị Thúy (SN 1987), sau khi dự đám cưới người yêu cũ là anh Trần Văn Chung,

Saturday, 20 April 2013

CN IV Phục Sinh: "Không ai cướp chúng khỏi tay tôi!"

Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều khi chúng ta không nhận ra sự hiện diện và quan phòng của Chúa, đặc biệt những lúc ta gặp khó khăn, hoạn nạn hay việc làm ăn không mấy xuôi chảy. Có người kêu trách Chúa, có kẻ nghi ngờ Chúa, có người xa rời Chúa, có kẻ phản bội Ngài. Nói chung, nếu cuộc sống trôi qua một cách bình yên và các kế hoạch của ta diễn ra một cách tốt đẹp, xuôi chèo mát mái, thì ta dễ dàng tin Chúa. Còn mỗi lúc gặp khó khăn trong cuộc sống, con cái hư hỏng, vợ chồng rơi vào cảnh “cơm không lành, canh không ngọt”, chúng ta dễ dàng kêu trách và nhất là xa rời Chúa. Tuy nhiên, Chúa thì một mực tín trung, yêu thương mãi và không bao giờ bội ước. Câu chuyện sau đây nói lên điều đó.

Saturday, 13 April 2013

CN III PS C - Học gì ở Chân Dung của Vị Giáo Hoàng (thiếu nhi)

Giáo hoàng đầu tiên?
Lễ phong chức diễn ra ở đâu? Bờ biển.
Lễ diễn ra như thế nào?

Friday, 12 April 2013

NHỘT QUÁ CHA ƠI!


Kính mời xem - Đọc bài này rồi - khó giữ cho đôi mắt khô ráo- Trian

Cha mới lên ngôi giáo hoàng mấy ngày mà chúng con thấy nhột quá. Báo đài càng khen cha nhiều chừng nào, chúng con càng nhột chừng đó. Chúng con không thể nào bịt miệng được báo đài. Chúng vớ được đức tính lạ, chúng ra rả suốt ngày và dù một người có đui điếc thế nào, cứ nghe, cứ đọc bài vở về cha thì họ không thể nào không so sánh chúng con. Này nhé:

Saturday, 6 April 2013

LÀM SAO ĐỂ CẢM NGHIỆM ĐƯỢC LÒNG CHÚA XÓT THƯƠNG (CN II PS C)


Thánh nữ Faustina, người đã được Chúa mặc khải về Lòng Chúa Xót Thương vào đầu thế kỷ 20 vừa rồi, cho chúng ta một câu trả lời thật đơn sơ. Ngài đã được chính Chúa hiện ra và mặc khải ba việc làm để có thể cảm nghiệm được lòng thương xót Chúa: thỉnh cầu Lòng Chúa Xót Thương – thực hành Lòng Chúa Xót Thương – tín thác vào Lòng Chúa Xót Thương.

Thursday, 4 April 2013

Clip Sao Anh Đi Tu?

A WORD FROM THE PROVINCIAL (Ghana)


Dear Confreres,
Greetings from hot Accra. We are just back from the Chrism Mass after sweating liters there. I presume all had Chrism Masses in your respective dioceses. Wishing you all a good triduum and a very Happy Easter.
At the beginning of this month I was in Tamale to attend the meeting of the Tamale Ecclesiastical Province bishops on St. Victor’s Seminary. We had good interaction with all the staff from the SVD and the diocesan staff. I also had the opportunity to meet our Fraters in the CFC and our students in the philosophy house. The main concern of St. Victors Seminary has been the shortage of staff, especially in the philosophy section. We are really looking for some new teachers for St. Victor’s. Any suggestions? Any volunteers?
I would like to remind you again about our province visitation. Local Superiors please contact your visitator and fix the dates and other schedules. All the confreres should see that they are available for this important event in the life of the province.
May I request you all to keep good accounts, records, and receipts of transactions? The auditors are around and still auditing the accounts. Very soon the new budgets for the year will be arriving. Let us live according to what we have budgeted and according to what we have received.
Yours in the Divine Word,

Thomas D’Mello, SVD
Provincial

Saturday, 30 March 2013

Thương thì dễ khóc, Yêu thì dễ tin


(Soạn bài giảng Thiếu nhi: rất vắn tắt)

Ai trong các con đã từng đi mở cửa mả rồi? Mở cửa mả cho linh hồn (bị chôn), cho gà kêu để đánh thức hồn về nhà để thờ: sai.
Nghi thức ý nghĩa thế nào?

Saturday, 16 March 2013

Họ nói vậy để gài bẫy Người!


Tin Mừng hôm nay nhắc đến nhóm kinh sư và những người Pharisiêu, họ dẫn người phụ nữ ngoại tình tới và tố giác chị trước mặt Đức Giêsu để gài bẫy Ngài. Một hành động với hai mục đích, mà chẳng có mục đích nào lương thiện cả. Tuy nhiên, trước hết, chúng ta tìm hiểu một chút về hai nhóm người này để biết thực ra họ là ai. Có thể nói những gì Tin Mừng nói về hai nhóm người này chưa hoàn toàn diễn tả hết sự thật về họ. Nhóm này bắt xuất phát từ nhóm những người đạo đức thời Macabê. 
“Vào thời Đức Giêsu, người Pharisiêu rất được kính trọng vì chính đời sống đạo đức của họ.

Thursday, 28 February 2013

LÀM SAO ĐỂ ĐỐT LẠI LỬA TRUYỀN GIÁO?




Để hiểu tại sao chúng ta, những Kitô hữu Việt Nam, những người đã được cải đạo cách đây không lâu, đã từng chứng kiến những gương truyền giáo xã thân đến cùng vị chính chúng ta, lại thiếu lửa truyền giáo, chúng ta phải hãy tìm hiểu tại sao các cố Tây ngày xưa lấy đâu ra nhiều lửa như vậy? Những dữ kiện đó có thể sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về tình trạng thiếu lửa nơi chúng ta.

Saturday, 23 February 2013

Cát bụi hư vô

Tâm tình mùa Chay Thánh


Đọc Lời Chúa trong lịch sử



Đối với người Do Thái, đọc và nghiền ngẫm Lề Luật là phận vụ cao đẹp nhất vì qua đó họ đi vào mối liên hệ thân tình với Thiên Chúa: “Chớ gì sách Luật này đừng rời khỏi miệng ngươi; và ngươi sẽ suy gẫm sách Luật đó ngày đêm, để lo thi hành tất cả những gì viết trong đó; vì như thế ngươi sẽ được thịnh đạt trên đường đời, vì như thế ngươi sẽ thành công” (Gs 1,8). Việc suy gẫm Lời Chúa của người Do Thái gồm 3 yếu tố: Đọc thành lời; Ghi nhớ (thuộc lòng Thánh Vịnh chẳng hạn) và nghiền ngẫm (suy đi nghĩ lại). Ngoài ra việc đọc Lời Chúa trong văn hóa Do Thái còn mang chiều kích xã hội: đọc Lời Chúa nơi hội đường hay trong gia đình. “Một khi chăm chú đọc Lời Chúa, chúng ta sẽ nghe tiếng Bạn Chí Thánh gõ cửa. Cửa giống như tấm màn, mỗi lúc một trở nên trong suốt (Kn 6,12-15; Kh 3,20; Dc 5,2).”[1]

Saturday, 26 January 2013

Danh và Đạo (LC Cn III TNC)


                       Danh và Đạo là hai người bạn thân từ nhỏ. Lớn lên, hai người chọn hai con đường khác nhau, mỗi người một ngã. Danh theo sự nghiệp và nay đã là trưởng phòng trong một công ty lớn, còn Đạo thì theo lý tưởng tu trì. Gặp nhau hai người tâm sự một lúc thì Danh muốn mời bạn đi ăn. Nữa đùa nữa thật, Đạo hỏi: ăn để làm gì? Danh trả lời từ tốn: thì để làm việc chứ để làm gì? Đạo hỏi tiếp: thế làm việc để làm gì? Danh đơn sơ: thì để kiếm tiền. Đạo hỏi thêm: kiếm tiền để làm gì?

Thursday, 24 January 2013

Giận mà thương (Mc 3, 1-6)


Rình rập và bày kế lập mưu giết hại đối thủ luôn là hành động của kẻ yếu. Để hiểu rõ diễn biến tâm lý của những kẻ yếu thế - của người Pharisiêu, chúng ta phải nhìn lại bối cảnh của bài Tin Mừng hôm nay. Tính đến lúc này, Đức Giêsu mới xuất hiện và chữa bệnh được khoảng một tuần, từ ngày Sa-bát trước đến ngày Sa-bát này, nhưng Ngài đã trở nên một hiện tượng trong vùng.

Thursday, 17 January 2013

CẦN MỘT GIÊSU DA VÀNG MỦI TẸT

Có một thực tế ngược đời là hầu như Kitô hữu ở lục địa nào cũng ‘tạo’ cho mình một Đức Kitô gần gủi với họ, trừ quê hương của Ngài – Á Châu. Có vẻ khó hiểu nhưng chúng ta cũng có thể nêu lên vài lý do.

Monday, 14 January 2013

Wednesday, 9 January 2013

CHIA SẺ LỜI CHÚA

Phương pháp Xem-Xét-Làm

Phương pháp Xem-Xét-Làm là phương pháp của Thanh Lao Công tức Thanh niên Lao động Công giáo, một tổ chức Công giáo Tiến hành dấn thân cách quyết liệt trong các môi trường lao động, nghề nghiệp nhằm thánh hóa các môi trường ấy bằng cách sống Ơn gọi và Sứ mạng của những Ki-tô hữu giáo dân trưởng thành theo tinh thần và giáo huấn của Công đồng Va-ti-can II (X. LG 31).

GẶP GỠ CHÍNH CHÚA

             Tôi muốn gặp chính Ngài, chiếm được Ngài. Để được như thế, nhất thiết tôi phải vượt qua những vai trò mà người ta đặt cho Ngài. Tôi thấy không có danh hiệu nào diễn tả đủ vềNgài. Mọi vai trò hoặc danh hiệu đều đặt Ngài vào trong một giới hạn nào đó. Chúng có nguy cơ làm mờ đi sự phong phú vô biên của Ngài. Có thể tôi quá tham lam nhưng tôi muốn gặp một Đấng mà ở nơi Ngài tôi không còn ước mong gì hơn nữa. Tôi muốn chính sự gặp gỡ đó mang lại cho tôi sự đầy đủ, no thỏa chứ không phải những ân huệ.

Wednesday, 2 January 2013

Cộng đồng vĩnh biệt 'hiệp sĩ' Nguyễn Công Hùng

"R.I.P anh", "buồn thật", "chia buồn cùng gia đình", "vô cùng ngưỡng mộ anh, xã hội mất đi một anh hùng"... những bình luận, dòng tin chia sẻ tới tấp trên mạng thể hiện sự ngưỡng mộ, tiếc nuối một tấm gương vừa qua đời.
Mời đọc thêm: 'Hiệp sĩ' Nguyễn Công Hùng qua đời / Chuyện tình chưa kể của 'Hiệp sĩ' Công Hùng tại vnexpress.net

Trưa 1/1, dòng tin buồn "Hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng qua đời" đăng trên trang cá nhân của anh khiến nhiều người ngỡ ngàng, tiếc nuối. Dòng tin này sau đó được chia sẻ trên khắp các diễn dàn như một lời thông báo tới những ai từng biết đến và khâm phục nghị lực, tài năng của "hiệp sĩ" khuyết tật Nguyễn Công Hùng. Phần lớn những người biết đến Hùng đều từng đọc những bài viết của anh trên các tờ báo dành cho công nghệ thông tin.